ĐIỂN HAY TÍCH LẠ - Trang 119

Nguyễn Tử Quang

Điển hay tích lạ

Trống cơm

Không ai biết trống cơm ra đời từ lúc nào. Chỉ biết đại khái là các cụ ta
thường dùng nó trong những dịp tế lễ thần thánh, những buổi hát chèo.
Nhất là trong việc đưa mạ
Đó là một thứ trống mình dài và nhỏ, một loại trống Việt Nam hoàn toàn từ
hình dáng, âm thanh cho đến cách biểu diễn. Khi tấu nhạc, nhạc công phải
đeo dây trống lên cổ, để trống nằm ngang trước bụng và vận dụng 10 ngón
tay khéo léo của mình trên cả hai mặt trống.
Có một điều khác thường là người ta hay đính thêm nắm cơm nếp nhỏ trên
mặt trống. Có lẽ cũng vì vậy mà chiếc trống ấy được mang một danh hiệu
nôm na là "Trống cơm" chăng? Tuy vậy có một vài nơi thuộc tỉnh Bắc Ninh
như làng Đình Bảng, làng Phù Đổng chẳng hạn, nhạc công không bao giờ
đính cơm trên mặt trống.

Theo những nhà khảo cứu về nhạc cụ Việt Nam, dưới triều vua Lê Thánh
Tông, đời Hồng Đức (1470), ba ông Trần Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương
Thế Vinh đã dựa trên nền tảng âm nhạc Trung Hoa, lập thành hai bộ nhạc
cho triều đình Việt Nam. Đó là bộ Đồng Văn, chuyên đặt ra nhạc phổ, và
bộ Nhã Nhạc chuyên dùng tiếng người để ca hát. Hai bộ nhạc này hoạt
động dưới sự điều khiển của quan Thái Thường Quản Đốc, và chỉ chuyên
dùng trong việc tế lễ ở triều đình. Nhạc cụ có nhiều thứ: một trống lớn, một
kèn lớn, một long sinh, một long phách, một cây đàn có thể ba, bốn hay
mười lăm dây, một sáo trúc, một trống mảnh một mặt và một cái sinh tiền.

Cũng trong thời kỳ này, những giàn nhạc giáo phường của tư nhân ra đời và
bắt đầu hoạt động mạnh mẽ trong dân gian đi song song với hệ thống âm
nhạc của triều đình. Nhạc cụ gồm có: một dùi nhịp bằng tre thường do bà
cụ già đánh nhịp; một ống sáo, một cây nhị quyển, một trống cơm, một cây
đàn đáy do bốn, năm nhạc công sử dụng; một phách; một sinh tiền, một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.