Nguyễn Tử Quang
Điển hay tích lạ
Kê Khang này khúc Quảng Lăng…
Trên đồ sứ Trung Hoa, ta thường thấy vẽ 7 ông cụ già ngồi trong rừng tre,
kẻ đánh cờ, gẩy đàn, người uống rượu ngâm thơ. Đó là hình ảnh của Trúc
Lâm Thất Hiền đời nhà Ngụy (220-264). Kê Khang là một trong bảy người
hiền này.
Kê Khang (223-262) là một người có khí tiết cao khiết giàu lòng nghĩa hiệp
và cũng là người có biệt tài trong các môn cầm, kỳ, thi, họa ... Một điều lạ
hơn hết là mặc dù có tài như thế, nhưng ông không học qua một thầy nào.
Từ nhỏ chí lớn, ông cố công tự học, rèn luyện mà nên.
Kê Khang vốn họ Khuê, người đất Thượng Ngu, huyện Cối Kê (nay là
huyện Thiện Hưng, tỉnh Chiết Giang). Vì một sự thù oán nên ông dời về ở
ẩn huyện Hoa Dương, tỉnh An Huy Gần chỗ ông ở có núi Kê Sơn nên lấy
núi Kê làm họ.
Kê Khang cũng như 6 người bạn kia đều thích an nhàn dật lạc, say mê đạo
Lão Có kẻ nói: "Ba ngày không đọc "Đạo Đức kinh" thì miệng thấy hôi".
Ông làm đến chức Trung Tán đại phu nhưng luôn luôn chê vua Thang, vua
Võ, khinh Văn Vương và Khổng Tử. Thơ của ông có giọng triết lý:
Mắt tiễn hồng bay,
Tay gẩy năm dây.
Cúi ngửa tự đắc,
U huyền thích thay
(Bản của Nguyễn Hiến Lê)
Nguyên văn:
Mục tống phi hồng,
Thủ huy ngũ huyền.
Phủ ngưỡng tự đắc,
Du tâm thái huyền.
Kê Khang làm quan một thời gian rồi từ quan đi trú ẩn, để hưởng cảnh tiêu
diêu lúc về già. Nhưng thảm thay, ông muốn tránh khỏi điều phiền lụy ở cõi