ĐIỂN HAY TÍCH LẠ - Trang 126

D.L.?), vì con gái là Mỵ Châu bị lừa, trao nỏ thần cho chồng là Trọng Thủy
nên phải thua trận và nhảy xuống biển tự tử. Vì nhớ nước nên hóa thành
chim Cuốc, ngày đêm kêu lên những tiếng não ruột.
Thuyết sau này e không đúng. Vì tiếng "Đỗ Quyên", "Đỗ Vũ" nguồn gốc
vốn ở Trung Hoa.
Thật không có tiếng gì kêu bi thảm, não ruột cho bằng tiếng chim Cuốc.
Những buổi trưa hè nắng chang chang hay những đêm hè tịch mịch, tiếng
chim Cuốc trong những bụi rậm hay trong bụi niễng dưới đầm vọng lên
làm lòng người cảm thấy bi ai một cách lạ lùng. Nó gợi lên được sự nhớ
nhung một thời oanh liệt xa xôi nào; có khi nó thúc giục và làm bừng dậy
cái tinh thần ái quốc nồng nàn đương tiềm tàng trong lòng người dân thời
nước mất nhà tan.
Thi ca cổ điển Việt Nam dùng rất nhiều điển về chim Cuốc.
Trần Danh An, một di thần nhà Lê (1428-1788), nghe tiếng Cuốc kêu cũng
cảm xúc, nhớ lại một triều đại hưng thịnh, một công nghiệp dựng nước của
Thái Tổ, tài đức Thái Tông... Hôm nay, Chiêu Thống hèn nhát, họ Trịnh
chuyên quyền, lòng ái quốc thiết tha sống động trong tâm hồn thi sĩ; nhưng
thi sĩ cảm thấy mình bất lực trước thời cuộc nên đành gói ghém tâm sự di
thần của mình trong mấy vần thơ:

Giá cô tại giang Nam
Đỗ Quyên tại giang Bắc
Giá cô minh gia gia
Đổ Quyên minh quốc quốc.
Vi cầm do hữu quốc gia thanh,
Cô thần đối thử tình vô cực.

Nghĩa:
Chim giá cô ở bờ sông Nam,
Chim Đỗ Quyên ở bờ sông Bắc,
Giá cô kêu gia gia,
Đỗ Quyên kêu quốc quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.