Chim nhỏ còn kêu tiếng nước nhà
Cô thần đối cảnh tình man mác.
Bà huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang đã mượn tiếng Cuốc kêu để diễn
tả tâm trạng thầm kín của mình đối với công nghiệp của triều Lê đã mất:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Nhưng tiếng Cuốc ở đây lại càng lâm ly, não nùng hơn nữa.
Đứng trước thành Cổ Loa, xưa kia nơi đây là cung miếu của vua Thục, nhà
thơ Chu Mạnh Trinh bất giác sinh lòng hoài cổ. Cung miếu đó, xưa kia
tráng lệ huy hoàng bao nhiêu thì ngày nay điêu tàn quạnh quẽ bấy nhiêu.
Trong cảnh vắng vẻ lạnh lùng này, dưới ánh trăng mờ nhạt, tiếng cuốc khắc
khoải năm canh vọng lên buồn bã.
... Cung miếu triều xưa đây vắng ngắt,
Trăng mờ khắc khoải Cuốc kêu thâu
(Bản dịch của Tiền Đàm)
Nguyên văn:
... Tịch mịch tiền triều cung ngoại miếu,
Đỗ Quyên đề đoạn nguyệt âm âm.
Tiếng Cuốc của quan Án Chu Mạnh Trinh tuy có não nuột thật nhưng chưa
sâu xa thấm thía và bi đát bằng tiếng Cuốc kêu của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ
Nguyễn Khuyến. Tiếng Cuốc của Cụ Nguyễn là tất cả tiếng nói của lòng
một người dân tha thiết yêu nước bị mất nước. Tiếng Cuốc đó còn nói lên
một mối đau buồn uất hận của tác giả vì nỗi bất lực trước cảnh đen tối của
thời cuộc. Và, đó cũng là tiếng nói của lương tâm thôi thúc tác giả xông
pha vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc:
Khắc khoải sâu đưa giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ.
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đừng gọi?
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?