mấy cũng sẽ không tĩnh điện; áo khoác rộng và dày thì một là để giữ ấm,
hai là để tiện cởi ra nghỉ ngơi…
Nhưng lời vẫn chưa nói hết, tôi bắt gặp ánh mắt Diệp Gia. Ánh mắt vô
cùng nôn nóng.
Dựa vào kinh nghiệm ba năm chăm sóc Diệp Gia của mình, tôi có thể
bảo vệ cho phần lớn mặt trận. Nói ví dụ như về cháo và bánh mì, tôi đổi
thành bánh mì nhừ chung với canh, Diệp Gia tựa hồ cũng có thể nhận.
Nhưng ở mặt trận cuối cùng thì tôi đành thất thủ. Trải qua vài lần đọ sức,
Diệp Gia cũng đã được mặc vào đồ vận động ra ngoài như ý muốn.
Khi tôi nhìn thấy cậu bởi do thần kinh vẫn chưa hoàn toàn bình phục, vậy
nên tay chân không phối hợp, đi được vài bước sẽ ngã một lần, thế là con
tim tôi nhức nhối.
Nhưng khi vừa muốn bước tới đỡ Diệp Gia lên, tôi thấy được cậu đưa
ngón trỏ dài, mảnh khảnh của mình lên để biểu đạt yêu cầu đừng giúp đỡ.
Cho nên gần đây tôi thật sự rất phiền não.
Mỗi ngày, theo lời dặn của bác sĩ, lúc Diệp Gia tinh thần tốt tôi luôn cùng
cậu chơi trò chơi trí tuệ. Xuất phát từ tin tưởng tuyệt đối dành cho Diệp
Gia, tôi bỏ qua trò chơi dành cho trẻ năm tuổi, trực tiếp chơi trò xếp hình
cho trẻ sáu tuổi.
Lần đầu tiên tôi lấy trò chơi xếp hình đến, Diệp Gia mở to mắt, tôi cao
hứng nói: “Diệp Gia, lại chơi nào!”
Diệp Gia cúi xuống suy nghĩ, bất chợt đưa ngón trỏ chỉ tôi, sau đó chỉ trò
chơi. Vừa thấy cậu đưa ngón trỏ, tôi nghĩ rằng cậu muốn từ chối, nhưng
Diệp Gia không có ý đó, thế là tôi hết sức vui mừng, hỏi: “Cậu kêu tôi làm
mẫu cho cậu sao?”