Ông ta soạn thảo ra giáo lý. Nội dung giáo lý mang tính chất tổng hợp các
hệ tư tưởng Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Tu tiên và ít nhiều có bị ảnh
hưởng về Thiên chúa giáo. Chủ yếu tuyên truyền một lòng tin vào thượng
đế duy nhất, nhìn nhận có linh hồn và linh hồn đầu thai liên kiếp. Con
người sinh tồn trong luật luân hồi, kiếp sau phải chịu hậu quả của người
thuộc kiếp trước. Cũng như các tôn giáo khác, Cao Đài dạy tín đồ thờ cúng
phật thần, linh hồn người chết, hiếu lễ trong gia đình, nhân đức ngoài xã
hội. Luân lý cơ bản xếp gọn trong năm điều cấm, bốn điều giữ, tám điều
dưỡng, dẫn tới hạnh phúc lâu bền. Khuyến khích ăn chay trường (không ăn
các loại thịt cá trọn đời) ăn chay có thời kỳ lễ cúng hoặc thời hạn kiêng cữ,
theo âm hạch. Truyền bá cho tín đồ học thuộc những kinh kệ thông thường
đọc mỗi ngày, trau dồi đức tin và cầu phúc, giảm bớt trầm luân giữa cuộc
đời được chấp nhận là bể khổ. Tối tối tín đồ cúng lạy trước bàn thờ, trên
bàn bày hoa quả, trà rượu và đốt hương, đọc bốn lần bản kinh cầu nguyện
hàng ngày.
"Ngày 15 tháng Chạp năm Bính Dần (tháng 11 năm 1926), một buổi lễ cầu
cơ được tổ chức, có đông người tham dự, gồm số sáng lập viên và các đại
tông đồ. Đức Cao Đài giáng cơ phán dạy: "Thay mặt Thượng đế, đấng chí
tôn là ta, Thích-ca Màu-ni là ta, Giê-su Ki-tô là ta. Hãy chọn vùng đất dưới
chân núi Bà Đen ở Tây Ninh làm Tòa Thánh phụng thờ ta."
"Không bao lâu dưới chân núi Bà Đen, gần tỉnh Tây Ninh, cách Sài Gòn
100 cây số về hướng tây bắc, một ngôi đền to lớn, màu sắc sặc sỡ nổi bật
trên nền huyền của quả núi. Đó là Tòa Thánh Cao Đài. Đền kiến trúc nửa
giống chùa Phật, nửa giống nhà thờ Thiên chúa giáo. Thị trấn Tây Ninh với
đền thờ nguy nga ấy, từng làm cho khách nước ngoài đến viếng không khỏi
ngạc nhiên khi đứng trước một bức họa tại cửa ra vào đền, vẽ hình Tôn Dật
Tiên nhà cách mạng tư sản dân tộc Trung Hoa). Trạng Trình (Việt Nam) và
Victor Hugo (văn hào người Pháp). Cả ba mặc phẩm phục Hàn Lâm Viện sĩ
kiểu Pháp, có vòng hào quang trên đầu giống các tượng thánh ở những nhà
thờ đạo Thiên chúa. Dưới bức hình lớn đó có khắc mấy chữ: "Nhân ái và
Công lý". Bên trong đền thờ tượng Phật Thích ca, Khổng Tử, Lão Tử và cả
chúa Giê-su. Cột đền lớn hơn vòng tay người ôm, mỗi cột đắp một con