- Chú có lý. Phong cách làm việc của đại sứ Mỹ lâu nay hoàn toàn không
giữ nguyên tắc ngoại giao giữa hai chính phủ.. Nolting hoặc Porter đến gặp
ông Diệm bất cứ giờ giấc nào ông Diệm cũng phải tiếp đón. Không phải để
bàn luận, mà để nghe họ truyền lệnh. Quả không có gì đáng ngạc nhiên nữa
khi Kennedy cử Nolting qua, ngồi cạnh ông Diệm để cầm tay chỉ việc, kiểu
đại diện của Hoa Thịnh Đốn, chuyển chỉ thị từ Mỹ qua Sài Gòn.
Có lẽ cũng vì vị trí và nhiệm vụ của Nolting là ở hậu trường nhiều hơn, nên
chỉ thời gian rất ngắn ông ta đã liên hệ thân mật với bà Nhu, gắn bó với đệ
nhất phu nhân hơn là với chính phủ Cộng Hòa Việt Nam, khiến bà Nhu
tưng tưng khoe với các phu nhân trong Phụ nữ liên đới rằng tay Đại sứ Mỹ
mới này "dễ thương" hết cớ.
Vũ thích thú được nghe anh Trọng cung cấp cho nguồn tin đáng giá, anh
gật gù mỉm cười khi vừa ăn cháo xong:
- Thật là ngon, phải không anh?
- Chú khen cái gì ngon?
- Cháo cá và... cả câu chuyện anh vừa cho tôi nghe. Tuyệt thật?
Anh Trọng chủ động đứng lên trước, thanh toán tiền cho nhà hàng, cùng
Vũ trở lại chỗ xe:
- Tôi đưa chú về nhà để kịp giờ đi làm.
Trọng lái xe nhanh hơn lúc đi. Đường phố đã đông người. Đến đại lộ
Thống Nhất, anh giảm tốc độ. Câu chuyện tiếp tục với vẻ bình thản:
- Cha Cao Văn Luận vừa công du Hoa Thịnh Đốn trở về. Ông Diệm giao
cho cha nhiệm vụ báo cáo tình hình biến cố vừa qua với Hồng Y Spellman,
chắc chắn là không mấy đúng với sự thật, và cũng để thăm dò thái độ của
Nhà Trắng. Ngài tỏ vẻ lạc quan, nói nhỏ với tôi rằng Mỹ vẫn hết lòng ủng
hộ, tin cậy vào tổng thống Diệm "của chúng ta", và cho biết phó tổng thống
Johnson sẽ qua thăm Việt Nam để khích lệ ông Diệm vững tin, trực tiếp
duyệt xét quốc sách ấp chiến lược bình định nông thôn của cố vấn Ngô
Đình Nhu.
Nghe nói kế hoạch này đã được hoàn thành do các chuyên gia ngoại quốc
soạn thảo, đã đệ trình với chính phủ Mỹ trước ngày xảy ra biến cố. Kế
hoạch này là kết quả của cả quá trình thực hiện khu trù mật, khu dinh điền,