còn nóng hổi. Nàng gắt gỏng, giục anh vào bàn, ăn ngay kẻo nguội, Vũ nôn
nóng khi nàng nhắc lại, anh muốn biết ngay là quà gì.
- Em sẽ đưa quà đặc biệt cho anh.
Vũ cười gợi ý:
- Thì đào này, các gói trái cây này, cái này chắc là bánh mứt, đủ quá rồi để
có một cái Tết giàu có nhất.
Lắc đầu thật dễ thương, Ninh Đa nghiêng mặt liếc Vũ:
- Đã có gì là đặc biệt? Em muốn nói là quà đặc biệt cơ.
Và không để Vũ phải đợi lâu, Ninh Đa mở ví xách lấy ra một chiếc hộp
nhỏ, một phong bì thơ dày cộm:
- Chị Linh Phương gửi quà Tết cho anh đây, một chiếc đòng hồ tay và một
phong thơ còn niêm đấy nhé. Đặc biệt chưa?
Vũ gật đầu. Ninh Đa nheo mắt cười:
- Anh ăn đi, em đọc thư chị Linh Phương nghe chung được không?
- Tất nhiên là được rồi, giữa chúng ta chẳng có gì là riêng tư cả.
Ninh Đa cười rõ tươi, nàng trịnh trọng lấy dao ăn rọc bì thư, và cất giọng
đọc lớn:
"Hồng Kông, ngày 16/1/1961.
Anh Vũ kính mến, Em đang nhớ kinh khủng đây! Nhớ anh, nhớ Ninh Đa,
nhớ cả Sài Gòn. Còn ngày nữa là Tết Nguyên Đán. Tết ở Hồng Kông chậm
lại một ngày, với Sài Gòn sẽ qua mùng 2 đấy. Cho đến bây giờ em mới
hiểu, tết tàu và tết ta có năm không trùng nhau do múi giờ, và tuần trăng,
chênh lệch. Vậy mà từ xưa bên ta cứ vẫn dùng lịch tàu, thật là sai khi coi
ngày, coi giờ, bói toán, phải không anh? Ở Hồng Kông, người ta chuẩn bị
tết, và ăn tết phải tính từ rằm tháng chạp. Họ mừng tết, tiệc tùng tất niên,
lớn kinh khiếp, ngay từ lúc Trời Đất vào Xuân, có nghĩa là hoa đào, hoa
cúc nở rực khắp nơi, và gió lạnh đông bắc chuyển về. Em đi qua phố
phường đầy màu đỏ, tất cả là màu đỏ, câu đối pháo bông, hương thơm, đèn
cầy... Màu đỏ là màu sung mãn, hạnh phúc đối với dân Tàu.
Em đã cố hòa nhập sống trong gia đình, một gia đình lớn của chồng em ở
đây, hơn một năm rồi, em vẫn thấy đơn côi xa lạ. Em nhận ra rằng, em vẫn
là người Việt Nam. Nghe còi tàu rời cảng, nhìn sương mù như khói bạc trên