duy nhất. Như báo cáo của Tổng thanh tra nội bộ CIA đã chỉ ra, “các điệp
vụ của chúng ta đang lâm vào tình trạng bị phó mặc hết sức nguy hiểm.”
Không một ai ở Langley chia sẻ với cách đặt vấn đề của Camso là một khi
nạn nhân trong một vụ tai nạn đang bị mất máu thì việc đầu tiên cần làm là
phải cầm máu trước đã, những việc khác để sau hẵng hay. Vấn đề nằm ở
chỗ CIA thường không củng cố bằng chứng để bắt giữ và truy tố những kẻ
trong hàng ngũ của mình bị tình nghi là phản bội: Bí quyết cũng như
phương sách hành động của CIA là truy tìm một ai đó đang hoạt động cho
kẻ thù, sau đớ tác động để biến anh ta thành một điệp viên nhị trùng hoạt
động cho mình. Khả năng bị xâm nhập bằng kỹ thuật cũng đã được CIA
cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Ngoài ra, cũng có một giả thuyết được công
nhận tương đối rộng rãi, là bất chấp số lượng những điệp vụ bị đổ bể liên
tục, rất có thể là trong mỗi điệp vụ ấy cũng đã ẩn chứa “những mầm mống
của sự tự phá hủy.” Theo biệt ngữ của CIA thì một “điệp vụ” có nghĩa là
một ai đó cung cấp được những tin tức tình báo hữu ích, bất chấp là người
đó đã hay chưa được tuyển mộ hoàn toàn. Tháng 10- 1986, CIA thành lập
một nhóm đặc nhiệm gồm 4 người để nhằm cố gắng giải quyết những vấn
đề liên quan đến việc “tổn hại” các nguồn tin.
Trong khi không được đào tạo như những điều tra viên, những người trong
nhóm được coi như là những “sĩ quan hành động có kinh nghiệm trong lĩnh
vực phản gián” thích hợp nhất với nhiệm vụ này. Công việc của họ là xác
định những điệp viên CIA nào có liên quan đến những điệp vụ đã bị đổ bể;
những ai trong số các điệp viên này có quyền tiếp cận với thông tin mật;
bao nhiêu điệp vụ có khả năng bị vô hiệu hóa bởi Edward Lee Howard, còn
bao nhiêu điệp vụ đã thất bại bởi chính những sai sót của CIA trong quá
trình tiến hành các điệp vụ đó.
Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm đặc nhiệm này buộc phải miễn cưỡng
thừa nhận rằng chỉ có hai hoặc cùng lắm là ba điệp vụ bị phá vỡ bởi