Bản chất mối quan hệ ban đầu giữa Shaplen và Phạm Xuân Ẩn
được ghi lại trong một bức ảnh do Richard Avedon chụp năm 1971
và được in trong cuốn sách Những năm sáu mươi của ông. Vốn được
biết tới trên cương vị một nhiếp ảnh gia thời trang hơn là một phóng
viên chiến tranh, Avedon bay tới Việt Nam bằng tiền túi của mình
vào tháng 4 năm 1971. Tháng trước đó, trung úy William Calley đã
bị buộc tội giết 22 dân thường ở Mỹ Lai và lĩnh án tù chung thân.
(Tổng cộng có hơn 500 dân thường bị giết tại Mỹ Lai. Calley được
trả tự do và tha tội sau ba năm giam giữ, chủ yếu là giam giữ tại
nhà). Khi tới Sài Gòn, Avedon dựng một studio trong khách sạn
Continental và bắt đầu đăng ký đợt chụp ảnh kéo dài mười ngày với
các nạn nhân bom napalm, tướng lĩnh Mỹ, gái bar, và binh lính.
Shaplen đến studio tạm bợ của Avedon cùng với bốn đồng
nghiệp người Việt Nam. Trong bức ảnh được Avedon xuất bản,
cánh nhà báo diện kiểu trang phục quen thuộc của mình gồm áo
trắng và quần đen. Bút và kính được gài trong túi áo. Ở giữa bức
ảnh, một Shaplen đang thích thú ghé người sát lại, bàn tay phải của
ông khum lại đưa lên tai, một nụ cười phảng phất trên môi, trong
khi Phạm Xuân Ẩn vừa cười vừa thì thầm gì đó vào tai ông. Đứng
bên cạnh Phạm Xuân Ẩn là Cao Giao, trông rất đạo mạo với một bộ
râu chòm kiểu Trung Quốc và kính gọng bạc. Nguyễn
Đình Tú, phóng viên tờ Chính Luận của Sài Gòn, cầm tẩu trên tay,
và Nguyễn Hưng Vượng, trợ lý của Shaplen, mỉm cười nham nhở từ
bộ mặt bủng beo của một con nghiện thuốc phiện.
Trong một trong những chuyến đi đến Việt Nam tôi tặng Phạm
Xuân Ẩn một cuốn sách của Avedon. Chúng tôi cùng xem bức ảnh
chụp ông và Shaplen, và sau đó Phạm Xuân Ẩn đứng lên tìm kiếm
trong một ngăn tủ, rồi lấy ra một bức ảnh đen trắng nhỏ, một bức
ảnh khác trong buổi chụp ngày hôm đó, do Avedon tặng cho ông.
Khi tôi đề nghị Phạm Xuân Ẩn kể cho tôi về bức ảnh được xuất bản,
ông miêu tả 27 đảng viên Đảng Cộng sản trong gia đình của Cao
Giao và chuyện Nguyễn Hưng Vượng làm việc cho CIA, với kết cục