dự báo một vụ đảo chính sắp xảy ra, cảnh sát đã gọi anh ấy lên thẩm
vấn. Sau lần đó, anh ấy cố tìm cách ẩn ra phía sau. Anh ấy là nhà
phân tích chính trị và chuyên gia văn hóa Việt Nam của Time, nhưng
hiếm khi anh ấy bộc lộ mình như một người viết và đăng bài viết
của chính mình. Anh ấy nói chuyện. Anh ấy tư vấn. Anh ấy đi khắp
nơi trên cương vị phóng viên của Time, nhưng anh ấy để cho các
đồng nghiệp của mình viết những bức điện có thể khiến anh ấy gặp
rắc rối nếu bị rò rỉ vào tay các cơ quan tình báo của Việt Nam Cộng
hòa.
“Một giá trị khác mà Phạm Xuân Ẩn có trên cương vị phóng viên
là sự am hiểu sâu sắc về chính quyền Nam Việt Nam, đặc biệt là tình
trạng tham nhũng trong đó,” McCulloch nói. “Anh ấy biết những
viên tướng nào thích kiểu gì. Vợ của một viên tướng điều hành một
mạng lưới mại dâm trải rộng khắp năm sáu tỉnh. Đó chắc chắn là
một cách kiếm tiền cực kỳ béo bở.” Phạm Xuân Ẩn “am hiểu ngọn
ngành” những vụ bê bối này, vốn là nét đặc trưng của những quan
chức cầm quyền tại Nam Việt Nam cho đến khi người cuối cùng
trong số họ, tướng Nguyễn Văn Thiệu, bỏ trốn khỏi đất nước với
nhiều va li chất đầy những thỏi vàng. Time cũng không bao giờ đăng
những vấn đề này.
Đến thời điểm này trong sự nghiệp của mình, Phạm Xuân Ẩn đã
quá am hiểu những quy tắc của nghề báo chí Mỹ, cách đặt bản thân
mình ra ngoài câu chuyện và viết kiểu văn trung dung vốn được cho
là khách quan. “Điều đó khiến anh ấy trở thành một nhân viên cực
kỳ có giá trị,” McCulloch nói. “Trong việc đánh giá Phạm Xuân Ẩn
là ai và anh ấy đã làm những gì, người ta phải biết rằng anh ấy là
một nhà báo hoàn toàn trung thực. Anh ấy không để những nội
dung tuyên truyền và quan điểm của cộng sản xâm phạm vào
những gì mình phản ánh. Tôi dám chắc rằng trên cương vị một điệp
viên anh ấy đã lấy những thông tin giá trị từ văn phòng đại diện,
nhưng đây là hai việc hoàn toàn khác nhau. Hầu hết mọi người đều