vội vàng kết luận rằng nếu như Phạm Xuân Ẩn không làm việc ở
đó, chắc hẳn Time vẫn sẽ tiếp tục
ủng hộ cuộc chiến tranh cho đến khi nó kết thúc. Không hẳn như
vậy.”
“Anh ấy đọc cực kỳ nhiều,” McCulloch nói. “Anh ấy hiểu rõ báo
chí Mỹ là như thế nào. Anh ấy là một người vô cùng thông minh,
một công dân Việt Nam nồng nhiệt”, những phẩm chất khiến ông
trở thành “một niềm vui cho những người tiếp xúc với ông.”
McCulloch nhớ lại một vài lần ông đến thăm Phạm Xuân Ẩn và gia
đình tại nhà của họ gần chợ trung tâm Sài Gòn. “Họ là những con
người tuyệt vời, vợ và những cậu con trai của anh ấy.” McCulloch
còn nhớ một điều khác nữa trong những chuyến thăm này. “Phạm
Xuân Ẩn nuôi hai con chó rất to. Tôi quên mất chúng là giống chó gì
rồi, nhưng chúng to lắm. Chúng không dữ lắm, nhưng chúng cũng
chẳng sợ gì hết. Rõ ràng là Phạm Xuân Ẩn rất yêu quý cả hai con
chó.
Khi tôi ở đó với gia đình anh ấy, lũ chó lúc nào cũng quanh quẩn
ở gần, và Phạm Xuân Ẩn muốn chúng như vậy, đó là một lý do nữa
giải thích vì sao anh ấy có vẻ Mỹ đến thế.
“Phạm Xuân Ẩn xuất thân từ một gia đình địa chủ giàu có ở vùng
châu thổ. Chúng tôi được biết là anh ấy đã mất đất đai vào tay Việt
Cộng, và điều đó tạo cho Phạm Xuân Ẩn một vỏ bọc hoàn hảo. Anh
ấy có thể và thực sự tỏ ra chống cộng”.
“Anh ta kể cho ông nghe câu chuyện đó à?” David Felsen hỏi
McCulloch trong bài phỏng vấn được ghi âm của họ.
“Tôi rất xấu hổ phải nói rằng tôi không nhớ là anh ấy kể với
chúng tôi câu chuyện đó hay nó đến từ nơi nào đó khác,”
McCulloch nói.
Một lý do khiến Phạm Xuân Ẩn tránh tham gia cái mà McCulloch
gọi là “hội bia bọt” gồm các phóng viên Mỹ thường trú tại Sài Gòn
là vì ông có hai công việc - công việc ban ngày ở Time và một công