khi đang viết. Khi anh đã viết xong và mực đã khô, kết quả mà anh
có là một mẩu giấy trông có vẻ bình thường. Anh dùng nó gói thứ gì
đó, mấy cái chả giò hoặc cơm, rồi chuyển nó cho người giao liên của
mình để mang vào trong cứ. Cơ sở của chúng tôi ở Phú Hòa Đông
cũng không xa lắm.
“Khi báo cáo được chuyển đến, anh chỉ cần pha một loại dung
dịch gồm nước, i ốt và cồn 100%. Anh dùng một miếng bông để
phết dung dịch đó lên tài liệu. Dung dịch phải thật loãng với một
chút i ốt thôi, không được quá đặc. Một chai i ốt nhỏ và một lượng
nhỏ cồn cũng đủ dùng trong một thời gian dài. Anh có thể mua
chúng ở bất kỳ hiệu thuốc nào với vài đồng bạc. Anh thấm ướt
miếng bông rồi phết nó lên tờ giấy. I ốt làm biến màu tinh bột gạo,
và đột nhiên những dòng chữ hiện lên. Anh đọc báo cáo rồi đốt tờ
giấy đi.”
Phần còn lại trong công tác tình báo của cộng sản cũng sơ khai
không kém. Khi Phạm Xuân Ẩn đến địa đạo Củ Chi đầu những năm
1960, thiết bị duy nhất để truyền những tin tức khẩn cấp về tổng
hành dinh là một đường radio tín hiệu Morse tới Campuchia. “Sau
đó những tin tức này được chuyển ra Bắc, lên Bộ Chính trị và tới
ông Phạm Văn Đồng, người phụ trách mảng tình báo chiến lược,”
Phạm Xuân Ẩn nói. Ông Phạm Văn Đồng là thành viên thứ ba trong
ban lãnh đạo ba người tại miền Bắc, cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông đã giành được uy tín cách mạng
bằng cách trải qua sáu năm trong những chuồng cọp ở Côn Đảo. Là
con trai nhà quan và từng là bạn học với Ngô Đình Diệm, ông Phạm
Văn Đồng, thay vì làm việc cho Pháp, đã góp phần thành lập nên
Việt Minh. Sau khi lãnh đạo cộng sản tiếp quản miền Nam Việt Nam
năm 1975,
trong đó có cả việc đưa bốn trăm nghìn người đi “cải
tạo” trong các nhà tù và trại tập trung lao động cưỡng bức
, ông
Phạm Văn Đồng đảm nhiệm vai trò một thủ tướng theo đường lối
cứng rắn của Việt Nam trong một thập kỷ.