Ẩn nói. “Trong khoảng từ 30 đến 100 trang, căn cứ vào hoàn cảnh,
những báo cáo dài hơi này phản ánh triển vọng diễn biến của chiến
tranh và tình hình chính trị trong thời gian vài tháng sắp tới. Sau khi
chiến tranh kết thúc, tôi ném chiếc máy chữ này xuống sông.”
Những người cộng sản cũng mua cho Phạm Xuân Ẩn một chiếc
máy ảnh Canon Reflex mà ông sử dụng để chụp những báo cáo của
mình từng trang một. Ông để nguyên phim không tráng, cẩn thận
để đoạn đầu phim thò ra khỏi cuộn bằng cách không tua hết lại
cuộn phim. “Bằng cách này, nếu chẳng may người giao liên bị bắt,
anh ta có thể rút phim ra và để nó bị lộ sáng. Có thể anh ta sẽ bị giết,
nhưng không ai có thể đọc những gì tôi đã viết.”
Tôi hỏi Phạm Xuân Ẩn là ông đã bao giờ chụp ảnh những tài liệu
mật chưa.
“Có chứ, thỉnh thoảng tôi cũng làm như vậy, nhưng như thế rất
nguy hiểm,” ông nói. “Những tài liệu này thường được đóng dấu
mật, chỉ được xem, tuyệt mật. Anh phải hết sức cẩn thận khi xử lý
loại tài liệu như thế này. Có thể địch đang giăng bẫy anh. Ai đó chìa
cho anh tài liệu, anh mang nó về nhà rồi chụp ảnh lại. Bất thình lình
cảnh sát phá cửa xông vào và tóm anh. Đó là lý do tại sao tôi hình
thành nên thói quen đọc những tài liệu này rồi trả lại chúng ngay
lập tức. Như thế là đủ cho những gì tôi cần. Nhớ là tôi làm việc
trong lĩnh vực tình báo chiến lược. Tôi không phải là một gián điệp.
Gián điệp lại là một chuyện khác. Anh phải đánh cắp các tài liệu.
Anh chụp ảnh tài liệu. Những tài liệu anh gửi về được chuyển đi
nguyên văn. Tôi không bị yêu cầu làm những việc loại này, chỉ trừ
trường hợp họ buộc tôi phải làm như thế. Điều này chỉ xảy ra khi họ
không tin tưởng cách tôi phân tích sự việc. Họ sẽ yêu cầu bằng
chứng, và tôi sẽ đưa cho họ một số tài liệu để chứng minh cho phân
tích của mình. ‘Không có tài liệu, chúng tôi không thể hiểu nổi
những gì anh nói,’ họ sẽ bảo tôi như vậy.”
Khi cuộc chiến tranh tiếp diễn và Phạm Xuân Ẩn ngày càng trở
nên quan trọng và tình hình của ông mỗi lúc một nguy hiểm hơn,