nói. “Tôi yêu cầu họ ngừng oanh tạc. Nó chẳng mang lại kết quả
quân sự nào mà chỉ càng khiến mất lòng dân.”
“Chuyện gì xảy ra sau đó?” tôi hỏi.
“Màn pháo kích đã chấm dứt. Có thể là do đề nghị của tôi. Có thể
là tự ý họ làm vậy. Họ là cấp trên của tôi. Họ không bao giờ cho tôi
biết tại sao họ lại làm những gì họ đã làm. Một linh mục Công giáo
sau đó đã giải thích cho tôi hiểu tại sao việc bắn rốc két vào Sài Gòn
và gây chết người lại là một chiến lược hiệu quả. ‘Đơn giản lắm,’
ổng nói. ‘Người Sài Gòn đang sống nhởn nhơ bằng tiền kiếm được
từ người Mỹ. Họ không quan tâm đến việc bên nào thắng, chừng
nào họ còn bán được hàng và cho thuê nhà với giá cao. Những
người cộng sản muốn họ phải chọn phe.”
Hoặc là anh đi theo Cộng
sản… Ý tôi là theo cách mạng, hoặc là anh theo ngụy.” Tôi nhận ra
một lần nữa Phạm Xuân Ẩn lại lỡ lời, và sửa lại từ cộng sản bằng
cách mạng theo phản xạ
.
Ông thừa nhận rằng vị linh mục nói cũng có lý và lập luận của
ông ta rất thuyết phục, “nhưng tôi quá mẫn cảm với những chuyện
như thế này”, Phạm Xuân Ẩn nói. “Đó là vấn đề của tôi. Tôi không
muốn phải chứng kiến người dân vô tội bị giết.”
Khi tôi hỏi ông là có khi nào ông hối tiếc vì vai trò tình báo của
mình trong cái chết của những người dân vô tội, Phạm Xuân Ẩn
không hề do dự.
“Không,” ông trả lời. “Tôi đang thực hiện nhiệm vụ của mình. Tôi
phải làm như vậy. Tôi buộc phải làm điều đó. Tôi là một người có kỷ
luật.”
“Vậy là ông không hề hối tiếc gì?”
“Không.”
Là tác giả của bảy cuốn sách đã xuất bản về chiến tranh Việt
Nam, Tư Cang là một người đàn ông vạm vỡ, đẹp trai với vẻ tự tin
của một người đã nhiều lần giỡn mặt tử thần. “Trước kia tôi khỏe
lắm,” ông nói, trước khi liệt kê một danh sách những vết thương