Ẩn nói. “Lịch sử của chúng tôi có vô số những trận đánh chống
giặc ngoại xâm. Chúng tôi mượn ngôn ngữ để tiến hành cuộc đấu
tranh này từ người Pháp, nhưng nó lại bắt nguồn từ chính tình yêu
của chúng tôi đối với dân tộc mình - đó cũng chính là động lực đã
thúc đẩy bất kỳ quốc gia nào đứng lên giành độc lập.”
Người Pháp đã chia Việt Nam, cũng như xứ Gaul, thành ba phần.
Bắc Kỳ (Tonkin) là khu vực phía Bắc gồm cả Hà Nội và thành phố
cảng Hải Phòng. Trung Kỳ (Annam) là khu vực ở miền Trung, cũng
là nơi sinh ra những nhà cách mạng như anh em nhà Tây Sơn và Hồ
Chí Minh, và cũng là nơi đặt triều đình bù nhìn ở Huế. Nam Kỳ
(Cochin China) ở phía Nam gồm Sài Gòn, đồn điền Michelin và
những đồn điền cao su khác ở Dầu Tiếng, cùng những vùng trồng
lúa rộng mênh mông ở châu thổ sông Mê Công. Trước đó, một nước
Việt Nam thống nhất trải dài từ biên giới với Trung Quốc xuống đến
vịnh Thái Lan chưa bao giờ tồn tại và người Pháp cũng không muốn
nó tồn tại. Họ đặt cái từ Việt Nam vào vòng “húy kỵ” - vì nó nhắc
đến ý tưởng về một quốc gia thống nhất
và bắt giam bất kỳ ai sử
dụng nó.
“Bản đồ Việt Nam do người Pháp lập ra”, Phạm Xuân Ẩn nói.
“Trước khi họ đến chúng tôi chưa có quốc gia. Những vùng cao
nguyên thuộc về các dân tộc người Thượng. Những khu vực còn lại
thuộc về người Chăm hoặc người Khmer.”
Một hôm tôi đang nói chuyện với Phạm Xuân Ẩn thì ông bước tới
chiếc tủ kê gần bàn phòng ăn, mở ngăn kéo trên cùng và lần giở qua
một bộ sưu tập những bức ảnh và thư từ cũ. “Đây rồi,” ông vừa nói,
vừa chìa ra tấm thẻ căn cước của mình do cảnh sát cấp từ thời thuộc
địa. Vì gia đình của cha ông đến từ miền Trung, mà người Pháp gọi
là Annam, Sureté (Sở Mật thám Pháp) đã gọi Phạm Xuân Ẩn là một
người Annamite.
“Tất cả người Việt Nam đều chống lại sự đô hộ của Pháp,” Phạm
Xuân Ẩn nói với tôi. “Những cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra ở hết
nơi này đến nơi khác.” Ông say sưa kể một câu chuyện về tinh thần