các trường học, xây dựng đường sá, và chuyển phát thư từ, nhưng
đồng thời họ cũng là những người yêu nước chống lại ách cai trị
thuộc địa của Pháp tại Việt Nam. Họ là những nhà cách mạng lặng
lẽ, chứ không phải là những người vào tù hoặc đấu tranh trong
phong trào kháng chiến của Việt Minh, nhưng tinh thần hăng say
của họ thì rất sâu sắc và kiên định, và tinh thần đó sau này sẽ đơm
hoa kết trái - với tác động ghê gớm - thành sự nghiệp cách mạng của
Phạm Xuân Ẩn.
Người Việt là một tộc người mãnh liệt có lịch sử chủ yếu là
những trận đánh chống lại kẻ thù từ phương Bắc
(Thành Cát Tư
Hãn, cùng Trung Quốc và Nhật Bản), phương Đông (Bồ Đào Nha,
Pháp và Mỹ)
và từ phương Tây
(Lào, Khmer, Ấn Độ và Thái)
.
Danh sách những chiến binh của Việt Nam, gồm cả những chiến sĩ
nữ, rất dài, và khoảng thời gian diễn ra những cuộc đấu tranh của
họ cũng thế. Người Việt Nam phải đấu tranh cả nghìn năm để
chống lại sự đô hộ của
Trung Quốc
.
Chủ nghĩa yêu nước tại nước Việt Nam thuộc địa vô hình trung
lại do chính người Pháp nuôi dưỡng.
Họ đã dạy cho người Việt về
chủ nghĩa dân tộc
, gồm cả ý tưởng về quốc gia-dân tộc và những
khát vọng thể hiện tinh thần của một dân tộc thống nhất. Chương
trình giảng dạy tại các trường học của Pháp chủ yếu được dành để
học về Cách mạng Pháp kết thúc hạnh phúc bằng một thể chế cộng
hòa theo đuổi lý tưởng tự do, bình đẳng và bác ái . Người Pháp không
hề có ý định để cho người Việt Nam tiếp thu những lý tưởng đó
thành của mình. Họ đang nói về nước Pháp chứ đâu phải về Việt
Nam. Nhưng một khi lý tưởng dân tộc chủ nghĩa đã bắt đầu thẩm
thấu vào các nước thuộc địa, thì đến máy chém cũng không ngăn
chặn nổi.
“Để kiếm sống, anh phải làm cho chế độ Pháp, nhưng không một
người Việt Nam nào muốn tổ quốc của mình bị những người nước
ngoài đô hộ,” Phạm Xuân