vào và thoát ra. Có khi anh phải chờ nhiều ngày liền mới có thể an
toàn đi xuyên qua rừng.”
Trước đó Phạm Xuân Ẩn đã từng ở đây khi đến thăm em gái
mình là Phạm Thị Cúc, người vào chiến khu từ ba năm trước đó để
trở thành “Tiếng nói Nam Bộ”, một phát thanh viên cho mạng lưới
đài cộng sản. Thỉnh thoảng Phạm Xuân Ẩn lại mang thực phẩm
cùng thuốc men cho em gái và ở lại qua đêm tại đài phát thanh, nằm
ẩn sâu dưới tán rừng. (Năm 1955, em gái của Phạm Xuân Ẩn ra Bắc
để làm việc cho vùng mỏ than của nhà nước.)
“Cuộc sống trong chiến khu rất khó khăn,” Phạm Xuân Ẩn nói.
“Họ không có đủ lương thực. Họ ăn khoai mì và tìm kiếm đủ các
loại lá ăn được. May mắn lắm họ mới tìm được gạo. Họ làm bánh từ
bột khoai mì, loại này có thể ăn được khi còn nóng, còn một khi đã
nguội rồi thì cực rắn, khó nhai không thể tả. Quân Pháp có những
chiếc máy bay do thám Morane, bay vè vè trên rừng lùng tìm khói
hoặc các dấu hiệu khác cho thấy có người ở. Nếu phát hiện được bất
kỳ thứ gì, chúng sẽ ném bom ngay. Nên anh sẽ phải nướng bánh
trong tổ mối và lọc khói qua những đống lá trên nền rừng.”
Theo lời Phạm Xuân Ẩn, thú giải trí duy nhất của họ là uống một
thứ bia tự chế, trong đó có hai loại: bia đứng và bia ngồi. “Bia đứng
được làm từ nước tiểu của đàn ông. Bia ngồi làm từ nước tiểu của
đàn bà. Sau khi anh lấy nước tiểu và cho men vào đó, nó có vị giống
như bất kỳ loại bia nào khác,” Phạm Xuân Ẩn bảo đảm với tôi,
“nhưng thường thì cánh đàn ông thích uống bia đứng, còn mấy bà
thì thích uống bia ngồi.”
Phạm Xuân Ẩn đang ở cùng với em gái mình tại trụ sở đài phát
thanh của Việt
Minh thì bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đảng ủy viên Nam Bộ, đến
gặp. Bác sĩ Phạm
Ngọc Thạch có trách nhiệm thành lập cái về sau được gọi là
Trung ương Cục miền Nam (TWCMN). Là bộ phận tiền phương của