của Greene, nhân viên này đã rút ra một hộp dấu mực và đóng dấu
hủy visa.
Về sau, khi được phép tới Mỹ bằng một visa ngắn hạn, Greene đã
dự lễ chầu Thánh thể với Claire Booth Luce, vợ của Henry Luce, chủ
tịch tập đoàn Time Inc., và ông chuyển bài viết mà tạp chí của mình
yêu cầu cho các biên tập viên của Luce tại Life, để rồi những người
này đã bỏ nó. Như Greene viết trong Những con đường giải thoát:
“Tôi ngờ là thái độ lập lờ của tôi về cuộc chiến đã trở nên quá lộ liễu
- sự khâm phục của tôi dành cho quân đội Pháp, sự khâm phục của
tôi đối với kẻ thù của họ, và mối hoài nghi của tôi về bất kỳ giá trị
cuối cùng nào trong cuộc chiến.”
Quay trở lại Việt Nam tháng 12 năm 1953, Greene trải qua một
khoảng thời gian “hai mươi tư giờ tang tóc trĩu nặng” tại Điện Biên
Phủ, cứ điểm ở vùng núi cao phía Tây Hà Nội. Năm tháng sau
chuyến thăm của Greene, Việt Minh đã tràn vào cứ điểm này. Trận
đánh này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cục diện thế
giới, như Greene nhận định. Greene tin rằng đó là lần đầu tiên trong
lịch sử chủ nghĩa thực dân phương Tây, những người lính châu Á
đã đánh bại một quân đội châu Âu trong một trận địa chiến. Trong
số 15.000 binh sĩ viễn chinh Pháp bảo vệ Điện Biên Phủ, khoảng ba
đến bốn nghìn bị giết trên chiến trường, còn mười nghìn người khác
bị Việt Minh bắt sống.
Một nửa số người này sau đó đã chết trên
chặng đường áp giải dài năm trăm dặm từ vùng núi xuống vùng
ven biển
. Một ngày sau chiến thắng của cộng sản, hội nghị quốc tế
được triệu tập để chấm dứt chiến tranh Đông Dương khai mạc tại
Geneva.
“Điện Biên Phủ không chỉ là thảm bại của quân đội Pháp,”
Greene viết trong Những con đường giải thoát. “Trận đánh này gần
như đánh dấu sự cáo chung của bất kỳ hy vọng nào mà các cường
quốc phương Tây có thể đã ấp ủ rằng họ có thể thống trị phương
Đông. Người Pháp, với sự minh triết kiểu Descartes, đã chấp nhận
lời phán quyết. Ở một mức độ kém hơn, cả người Anh cũng vậy: