vùng đầm lầy của tỉnh Bến Tre tại châu thổ sông Mê Công, ghé
thăm “người hạnh phúc nhất trong số các đốc quân ở Nam Kỳ”, tay
thực dân lai Tây Leroy, người mang đến cho các vị khách của mình
một buổi dạ hội trên con tàu riêng của mình. “Đêm đó tôi ở chung
phòng với một người Mỹ thuộc một phái bộ viện trợ kinh tế - thành
viên của phái bộ này bị người Pháp quy kết, có lẽ chính xác, là nhân
viên CIA. Người bạn đường của tôi hoàn toàn chẳng có chút gì
giống Pyle, người Mỹ trầm lặng trong câu chuyện của tôi - ông ta là
một người cực kỳ thông minh và ít ngây thơ hơn, nhưng ông ta
giảng giải cho tôi nghe suốt cả chặng đường dài quay trở lại Sài Gòn
về sự cần thiết phải tìm kiếm “một lực lượng thứ ba tại Việt Nam”.
Trước đó tôi chưa bao giờ được tiếp xúc gần gũi đến thế với giấc mơ
Mỹ vĩ đại có mục đích là làm rối loạn tình hình tại phương Đông
cũng như sau này họ sẽ làm ở Algeria.”
Greene quay lại Việt Nam tháng 10 năm 1951, tám tháng sau
chuyến thăm đầu tiên của mình. Ông vẫn làm cho tờ Life, lần này là
để viết về cuộc chiến của người Pháp ở Đông Dương. Cũng trong
tháng 10 Greene xuất hiện trên trang bìa của tờ Time . Cái đầu như
đầu sư tử của ông trùm lên trên một đường hầm tối tăm trông giống
như một
âm đạo
, ở phía cuối lấp lánh một cây thập giá. Phía dưới
trang bìa là dòng chú thích:
Tiểu thuyết gia Graham Greene
Gian dâm có thể được phong thánh
Greene rời Việt Nam trong tháng 2, hy vọng được tới Mỹ để xem
quá trình chuyển thành phim cuốn tiểu thuyết Đoạn kết cuộc tình của
mình. Nhưng đề nghị xin visa của ông đã bị từ chối với lý do ông là
một ngýời cộng sản. (Ông từng là ðảng viên cộng sản trong sáu tuần
vì nghịch ngợm hồi đại học). Khi Greene vô tình được cấp visa qua
một nhân viên lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, người này đã buộc phải lùng
sục khắp thành phố và tìm thấy nhà văn trong phòng của ông tại
khách sạn Continental. Sau khi gõ cửa và đề nghị kiểm tra hộ chiếu