cách có thể. Phạm Xuân Ẩn thường xuyên quay trở lại quan điểm
này, giải thích đi giải thích lại tầm quan trọng của tư tưởng chiến
tranh tổng lực đối với chiến lược của Việt Nam.
“Để chống lại kẻ thù mạnh đến từ nước ngoài, anh phải tiến hành
một cuộc chiến trường kỳ,” ông nói. “Anh phải huy động tất cả nhân
tài và vật lực của tổ quốc mình vì một mục tiêu duy nhất - đánh bại
kẻ thù đó. Phải đương đầu với sự tổng động viên này, cuối cùng đối
phương sẽ phải nhận ra rằng việc tiếp tục duy trì cuộc chiến là
không có lợi. Nó sẽ tự quyết định rút lui. Đó là cách mà anh giành
chiến thắng. Anh không đánh bại kẻ thù. Anh không thể đánh bại họ.
Anh quá yếu, nhưng bằng cách tiến hành một cuộc chiến trường kỳ,
cuối cùng anh sẽ khiến họ phải rệu rã và tự động rút lui. Người
Trung Quốc gọi đó là chiến tranh nhân dân. Việt Minh cũng học nó từ
người Trung Quốc. Họ nghĩ rằng đây là tư tưởng do Mao Trạch
Đông đưa ra, nhưng thật ra đây là một bài học của Clausewi .”
Tôi ngạc nhiên khi Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng
người Việt
chưa bao giờ thắng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam
: “Không,
nước Mỹ đâu có thua trận.”,
ông nói
, “Chúng tôi đã thực hiện cái
mà Clausewi gọi là chiến tranh tổng lực, trong đó sức mạnh của
toàn dân tộc được huy động chống một kẻ thù ngoại xâm. Theo như
Clausewi , cuộc chiến này chỉ kết thúc khi kẻ xâm lược tính toán
rằng những cái lợi của anh ta sẽ không thấm vào đâu so với những
mất mát. Trên cơ sở như vậy, anh sẽ phải rút lui. Đó là cách duy
nhất để một nước nhược tiểu có thể đánh lại một cường quốc.
Người Trung Quốc có cải tiến một chút về tư tưởng này, nhưng
Clausewi mới là người thầy thực sự của chúng tôi.”
“Đây mới chính xác là những gì đã xảy ra,” Phạm Xuân Ẩn nói.
“Người Mỹ đã rút đi. Tất cả chỉ có thế. Chúng tôi chiến đấu đến khi
quân Pháp phải rời đất nước. Chúng tôi chiến đấu đến khi Mỹ cút,
và sau đó chúng tôi lật đổ chế độ ngụy quyền bù nhìn. Chúng tôi
không hề đánh bại kẻ thù về phương diện quân sự. Ngay cả Điện
Biên Phủ cũng chỉ là một trận đánh mà người Pháp đã thua trong