buộc phải lẩn trốn từ công quốc này sang công quốc khác nhưng lần
nào cũng la cà quá lâu ở quán cà phê, nấn ná với một câu chuyện
cuối cùng, câu nói đùa cuối cùng, thế là hết lần này đến lần khác
ông ta lọt vào tay những lực lượng ngoại xâm vốn luôn cho rằng
ông đã chọn nhầm phe. “Ông ấy là kiểu người suốt ngày phải đi tù,
dưới chế độ nào cũng thế, cứ đi tù đã,” Phạm Xuân Ẩn nói và bật
cười với ý nghĩ ông bạn Cao Giao tội nghiệp làm phật ý tất cả mọi
người.
Những người đầu tiên tống ông vào tù là người Pháp. Cao Giao
đã đứng cùng hàng ngũ với người Nhật Bản khi họ xâm lược Việt
Nam. Với những khẩu hiệu của họ về Đại Đông Á và Á châu dành
cho người Á châu, ông nghĩ họ có thể nắm giữ chìa khóa để giải
phóng tổ quốc mình. “Đó là thất bại đầu tiên trong sự nghiệp của
tôi,” ông cay đắng. Sau đó Cao Giao quay sang thông tin cho những
người cộng sản. Trong số những thông tin quan trọng mà ông cung
cấp cho họ có việc thông báo trước về vụ Nhật đảo chính Pháp.
“Ông ấy là nguồn duy nhất có thông tin đó,” Phạm Xuân Ẩn nói.
“Ông ấy đóng góp rất nhiều cho cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ
Nhật và Pháp đô hộ Việt Nam.”
Mặc dù vậy, khi những người cộng sản lên nắm quyền ở miền
Bắc, lại đến lượt họ bắt giữ Cao Giao
và tra tấn ông
vì tội đã làm
việc cho người Nhật. Cuối cùng ông bỏ trốn vào Nam. Tại đây Cao
Giao gặp rắc rối với Ngô Đình Diệm, một cộng sự viên khác của
người Nhật và về sau trở thành đồng minh của Mỹ chống cộng sản.
Sau khi được thả ra khỏi phòng tra tấn của Diệm, Cao Giao vào làm
cho tờ Newsweek . Ông là người anh em sinh đôi không bao giờ tách
rời khỏi người phóng viên Việt Nam đồng nghiệp của mình làm việc
cho tờ Time, nhưng trong khi chàng phóng viên Phạm Xuân Ẩn kín
đáo không bao giờ gặp rắc rối với bất kỳ ai, thì Cao Giao lại là cái
cột thu lôi hứng chịu tất cả. Đến năm 1978, ông lại bị
tra tấn
lần nữa
trong nhà tù Chí Hòa ở Sài Gòn, lần này có lẽ là vì bị kết tội làm tay
chân cho CIA. Sau bốn năm trong tù, trong đó có mười ba tháng biệt