những người Thượng Việt Nam và các nhóm người thiểu số khác
mà để bí mật thả xuống phía sau hậu phương của kẻ thù. Được chu
cấp bởi người Mỹ, những người vô cùng khâm phục người lính mẫn
cán này và hoạt động bí mật của ông ta, thiếu tá Trinquier có đến
30.000 người dưới quyền chỉ huy của mình khi “vụ việc Điện Biên
Phủ đáng tiếc”, theo cách gọi của ông ta, đặt dấu chấm hết cho cuộc
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Người Mỹ cũng chấm dứt
luôn sự liên hệ với những lực lượng bí mật của Trinquier và nhiều
người trong số 20.000 binh sĩ của ông ta bị cộng sản săn lùng và tiêu
diệt.
Trong thời gian tham chiến ở Việt Nam, Trinquier phát triển
phương pháp của mình về chiến tranh hiện đại. Theo ông ta, cuộc
xung đột cách mạng tại Việt Nam là cuộc chiến tranh hiện đại đầu
tiên trên thế giới bởi vì nó bao hàm cả một trận đánh tranh giành
“con tim và khối óc” của người dân Việt Nam. Giành được lòng
trung thành của người dân bình thường là một mục tiêu quân sự vĩ
đại không kém gì việc chiến thắng những trận đánh riêng rẽ. Một
lực lượng cách mạng muốn chiếm lợi thế trong chiến tranh hiện đại
sẽ huy động một “hệ thống tổng thể các hành động - chính trị, kinh
tế, tâm lý, quân sự - nhằm mục đích lật đổ một chính quyền đã được
thiết lập tại một quốc gia và thay thế nó bằng một chế độ khác”.
Xuất phát từ tính tổng lực của các phương pháp này, một quân đội
đang cố đàn áp một lực lượng cách mạng phải xây dựng tập hợp các
kỹ thuật chiến tranh hiện đại cho riêng mình. Nó sẽ chiến đấu bằng
những nhóm biệt kích nhỏ, cơ động và các lực lượng hoạt động bí
mật. Nó sẽ dùng cả đến cách tra tấn. Nó sẽ cưỡng bức dân thường
phải vào ở trong những trại vũ trang đồng thời sử dụng đến biện
pháp khủng bố cùng các kỹ thuật khác được phát triển trong cái lĩnh
vực ngày càng hiệu quả được gọi là chiến tranh tâm lý.
Khi tới Việt Nam tiếp quản cuộc chiến tranh của người Pháp,
người Mỹ, thường là vô tình, phát minh lại tất cả các phương pháp
của Trinquier. Đinh ninh mình là những nhà phát kiến vĩ đại trong