ngồi đối diện nhau, không gian chật chội, lại thêm trời nóng bức, nên vừa
kéo mái che lại, Tích Tích liền cảm thấy ngột ngạt khó thở.
Tám người trao đổi danh thiếp với nhau, hóa ra chỉ có Tích Tích là
nhân viên quèn, mấy người còn lại đều là những nhân vật thành công trong
lĩnh vực của mình như: phó tổng giám đốc công ty chứng khoán, giám đốc
nhà máy, tổng thanh tra kế toán ngân hàng vốn nước ngoài, kế toán
trưởng... Trương Duệ giới thiệu đây chính là những sinh viên nghèo của
khoa kinh tế trường Đại học Phúc Đán ngày ấy. Hồi ấy, trong buổi liên
hoan chia tay, mọi người từng đặt ra câu hỏi về lí tưởng sống: Nếu sau này
giàu có, chúng ta sẽ làm gì?
Đương nhiên là từ thiện! Tất cả những chàng trai năm đó đều nhất trí
hưởng ứng.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, không ngờ bây giờ đã đến lúc thực hiện
lời hứa năm xưa.
Do đặc điểm của địa hình nên ít khi thấy xe Bengbeng chạy trong nội
thành, nhưng ở đây, nó lại là phương tiện giao thông duy nhất để đi tới xã
Kim Thủy.
Mấy nghìn hộ dân xã Kim Thủy nằm rải rác dọc hai bên bờ sông, mỗi
khi có mưa lớn, nước lũ trên thượng nguồn sẽ cuốn theo bùn đất trôi thẳng
xuống các nhà dân, buộc họ phải dắt díu nhau sang các xã lân cận có địa
thế cao hơn để trú thân.
Cách xã Kim Thủy chừng 5 km, đường đi bị sụt lún nghiêm trọng, xe
Bengbeng không tiến vào được, cả đoàn đành phải xuống xe, vác hành lý đi
bộ vào xã.
Trương Duệ vác hai túi hành lý lỉnh kỉnh, một túi của mình, một túi
của Tích Tích. Tích Tích không nỡ để anh phải vác hành lý thay mình
nhưng anh không cho cô cơ hội được nói, cứ thế vác túi của cô lên vai