Nghệ thuật của J loạn lên và N đi mất
“Bọn con xin phép, được không bố?” Jenny hỏi. “Con muốn cho Nate
xem phòng con.”
Rufus không buồn liếc nhìn nó. “Mais oui,” ông nói bằng cái giọng
Pháp dở tệ. “Bien sr.”
Jenny tròn mắt lên. Khi bố nó uống quá nhiều vang đỏ, ông nỗ lực hóa
thân thành một nhà thơ Beat vui tính, hút thuốc lá và nói tiếng Pháp trong
một quán café bohemian.
Cha nào con nấy.
“Đi nào,” nó bảo Nate, dẫn cậu xuống hành lang về phòng. Nó mở cửa
và bật đèn lên.
Nate không mong đợi thấy gì ngạc nhiên ở phòng của Jenny. Phần còn
lại của căn hộ khá tiện lợi nhưng đổ nát nhiều, giống như một ngôi nhà
miền quê chưa bao giờ được quét tước, và cậu đoán chắc phòng nó cũng
còn hơn thế. Nhưng Jenny lúc nào cũng ghét cái tường trắng đã ố trơ thụi
lụi của mình, cái trần nứt nẻ, cái sàn gỗ thô kệch và bộ khăn trải giường
màu trắng cũ, mà nó thì khá là có tính nghệ sĩ. Vì thế vài tháng qua, nó đã
vẽ khá nhiều, đặc biệt là tranh chân dung, và chủ đề ưa thích của nó dĩ
nhiên là Nate. Có 6 cái chân dung của cậu tất cả, mỗi một cái vẽ theo một
phong cách của một họa sĩ khác nhau. Cái là Nate kiểu Monet, trường phái
ấn tượng; Nate kiểu Picasso, với đôi mắt nằm ở chân; Nate kiểu Dali, chảy
xuống thành vũng nước trên vỉa hè; Nate kiểu Warhol, với đôi mắt xanh lá
cây dạ quang và tóc cậu sơn vàng; Nate kiểu Pollock, với màu bắn tung tóe
trên hình một cái đầu; và Nate kiểu Chagall, với đầu Nate bay trong bầu
trời đêm.
“Anh có thích không?” Jenny hỏi vẻ hi vọng. “Em đang thử sao chép
mọi phong cách khác nhau. Cái kiểu Pollock là khó nhất.”
Nate ngó lên những cái tranh trên tường với mồm há hốc ra. Cậu không
biết cái nào là kiểu Pollock, cũng như chẳng nhận ra kiểu của họa sĩ nào mà