ĐIỀU GÌ KHIẾN KHÁCH HÀNG CHI TIỀN - Trang 103

“thịnh vượng”. Điều này giải thích tại sao Thế vận hội Bắc Kinh mùa hè lại chính thức

diễn ra vào ngày 8 tháng 8 năm 2008 vào đúng 8 giờ, 8 phút, 8 giây tối. Và hãy nghe

câu chuyện này: một người đàn ông ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc đã chi ra 54.000

nhân dân tệ - tương đương 6.750 đô-la, gấp khoảng 7 lần thu nhập bình quân đầu

người của Trung Quốc một năm – để trở thành chủ sở hữu biển kiểm soát xe mang số

APY888. Kỷ lục này không lâu sau bị một người khác vượt qua, khi anh này chi

80.000 nhân dân tệ, tức là khoảng 10.568 đô-la để mua biển kiểm soát “lộc phát”

AC6688. Các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông của Trung Quốc cũng bán những

số điện thoại “may mắn” với giá cao ngất ngưởng và có tin đồn một hãng hàng không

địa phương của Trung Quốc đã phải trả cái giá cắt cổ 2,4 triệu nhân dân tệ - tức là

300.000 đô-la - để đăng ký số điện thoại tổng đài là 888-8888.

Ở Nhật, các số liên quan đến số 8 không phải là bùa may duy nhất ở đây. Kit Kat,

hãng kẹo cổ điển cũng được coi là sự may mắn ở đất nước này. Khi công ty Nestlé cho

ra sản phẩm kẹo này ở phương Đông, những người dân địa phương đã phát hiện ra

cách phát âm của từ “Kit Kat” gần giống với từ “Kitto-Katsu”, dịch ra tiếng Nhật nghĩa

là “Thắng không thua”. Thời đó, các sinh viên bắt đầu tin rằng nếu ăn một chiếc kẹo

Kit Kat trước khi bước vào phòng thi sẽ mang lại may mắn cho họ, đó là lý do chính

khiến thương hiệu Kit Kat chiếm được thị phần rất lớn trên toàn thị trường Nhật Bản.

Nestlé còn dấn thêm một bước nữa bằng cách đóng gói kẹo Kit Kat trong bao giấy

màu xanh da trời – để mọi người liên tưởng đến bầu trời, tức là Thiên Đường – và in

lên trên đó câu “Cầu nguyện với Chúa”. Dường như kẹo Kit Kat không chỉ thành công

ở châu Á chỉ vì nó được coi là biểu tượng may mắn, mà còn bởi vì trên trang Web của

Nestlé, người duyệt web còn có thể gõ vào đó những ước nguyện mà họ tin rằng

chúng sẽ được gửi lên Đấng tối cao. Các điều mê tín và nghi thức, tất nhiên, cũng

chiếm một vị trí lớn trong thể thao nữa. Patrick Roy, thủ môn của đội tuyển Khúc côn

cầu trên băng Quốc gia Mỹ (NLH) có một nguyên tắc là không bao giờ đi ngang qua

vạch xanh trên sân băng, và có thói quen trò chuyện với khung thành của mình mỗi

đêm. Michael Jordan thì không bao giờ bắt đầu trận đấu mà không mặc chiếc quần thi

đấu cũ từ ngày còn ở đội Carolina Tar Heels bên trong chiếc quần thi đấu màu vàng

của đội Chicago Bulls, còn cựu ngôi sao bóng rổ Wade Boggs thì không ăn bất cứ thứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.