ĐIỀU GÌ KHIẾN KHÁCH HÀNG CHI TIỀN - Trang 104

gì trừ thịt gà vào hôm có diễn ra trận đấu. Anh cũng thường đứng vào vị trí phát bóng

để luyện tập mỗi ngày vào đúng 5 giờ 17 phút chiều và thường vẽ một biểu tượng

bằng tiếng Do Thái chai, nghĩa là “cuộc sống” trên nền sân trước mỗi trận đấu (dù anh

không phải là người Do Thái).

Các vận động viên đều tin rằng có năng lực siêu nhiên từ những đường kẻ “nóng” trên

sân đấu – nhất là những khi họ không được phép để lỡ một cú đập bóng, một cú sút,

một bàn thắng hay một khi ném một quả bóng rổ. Khi một cầu thủ ném được một

đường bóng đẹp trong trận đấu, người ta thường nghĩ rằng anh ấy có “bàn tay nóng”.

Còn cả đội tuyển thì sẵn sàng nhường bóng cho anh ấy vì họ tin rằng anh ta đang

trong một trạng thái hưng phấn nào đó. Vào năm 1985, hai nhà kinh tế học sau này

đoạt giải thưởng Nobel là Daniel Kahneman và Amos Tversky đã làm chấn động các

fan hâm mộ môn bóng rổ trên khắp nước Mỹ khi chứng minh rằng niềm tin này là sai

lầm, tuyên bố này đã được các cầu thủ và các cổ động viên thời đó rất quan tâm.

Để kiểm tra xem thực sự có những đường kẻ “nóng” trên sân đấu hay không,

Kahneman và Tversky đã khảo sát số liệu thống kê của các đội tuyển từ năm 1980 đến

1982. Họ phân thích tỷ lệ ném bóng tự do của đội Boston Celtics, và phát hiện ra rằng

nếu một cầu thủ ném thành công quả bóng đầu tiên, thì tỷ lệ thành công của quả bóng

thứ hai sẽ đạt 75% so với quả thứ nhất. Nhưng nếu khi họ đã ném trượt quả đầu tiên,

thì quả thứ hai thường cũng trượt gần giống hệt quả thứ nhất. Và khi họ phân tích

thành tích ném trúng và ném trượt tự do của cá nhân cầu thủ các trò chơi trong nhà,

Kahneman và Tversky kết luận về mặt thống kê thì cú ném bóng thứ hai sau cú ném

thành công đầu tiên không có tỷ lệ thành công cao hơn như người ta vẫn tin tưởng.

Khái niệm “bàn tay nóng”, hóa ra chỉ là vấn đề của sự công bằng – và niềm tin – hơn

là thực tế.

Vậy còn nghi lễ rước đuốc Olympic, trong đó các vận động viên sẽ chạy tiếp sức

mang theo ngọn lửa trong một hành trình dài nhất thế giới (mặc dù, trên thực tế, nghi

thức rước đuốc Olympic không phải bắt đầu từ cách đây cả nghìn năm ở Hi Lạp cổ đại

như mọi người vẫn tưởng, mà nó chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1936 tại Olympic Berlin)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.