ĐIỀU GÌ KHIẾN KHÁCH HÀNG CHI TIỀN - Trang 115

phải không? À, theo tìm hiểu thì một nắm đất được lấy từ vùng Đất Thánh sẽ khiến

cho nghi lễ chôn cất tôn giáo của người Do Thái trở nên hoàn hảo. Đất Thánh cũng

được dùng để ban phước lành cho cây, cỏ, nhà cửa và các tòa cao ốc.

Trong số những người tụ tập trên cảng Newark, có Steven Friedman, người sáng lập

và chủ tịch của công ty Holy Land Earth, chính là người đứng ra phát biểu. Ông giải

thích, rất nhiều tôn giáo coi Israel là vùng đất thiêng; công ty của ông giờ đây đã nhập

khẩu loại đất này để cung cấp cho những ai muốn có một chút Đất Thánh trong cuộc

sống của họ. Loại đất này còn được đóng dấu chứng nhận của Rabbi Velvel Brevda,

giám đốc của Hội đồng Geula ở Jerusalem. “Đây là thành quả của rất nhiều năm làm

việc chăm chỉ,” Friedman tuyên bố. “Nỗ lực này không chỉ nhằm làm hài lòng những

người mua hàng, mà còn đảm bảo sản phẩm của chúng tôi đã được chứng nhận bởi

những người thủ lĩnh giáo hội ở Jerusalem.” Nhưng cũng đáng để vất vả như vậy,

Friedman kết luận.

Phải rất khó khăn Steven Friedman mới có thể trở thành người đầu tiên “dạo bước”

trong lĩnh vực nhập khẩu đất thánh. Trong cuối những năm 1990, một người Ai-len

nhập cư tên là Alan Jenkins cũng đã mất 9 năm làm việc với bộ phận an ninh của

chính phủ Mỹ để được phép nhập khẩu đất từ Ai-len. Lý do là gì? Khi những người

Ai-len nhập cư vào Mỹ, họ mang theo mình cả nhà thờ, trường học và âm nhạc – thứ

duy nhất mà họ phải bỏ lại chính là đất đai quê hương. Vì vậy, sau khi làm việc với

các nhà khoa học nông nghiệp, Alan Jenkins đã bền bỉ kiến nghị Bộ Phong tục Tập

quán Mỹ (U.S Customs Departement) và Ban chăm sóc sức khỏe Động vật và Thực

vật Mỹ cho phép nhập khẩu hợp pháp đất Ai-len vào nước Mỹ, cuối cùng ông đã

thành công.

Khi ấy, Alan Jetkins đã vận chuyển hơn 3 triệu đôla tiền đất Ai-len – đóng gói trong

các túi nhựa 340 gram một túi có dán tem đảm bảo Đất Ai-len – vào nước Mỹ. Đối với

những người nhập cư Ai-len, đất đai quê hương ruột thịt trở thành một biểu tượng

mang tính tôn giáo, vì, cũng như nhiều người Do Thái, người nhập cư Ai-len cũng

muốn được chôn cất với nắm đất lấy từ quê cha đất tổ. Một luật sư 87 tuổi ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.