Còn niềm tin của tôi? Đó là hiểu biết hơn những hành xử đôi khi phi lý của chính
chúng ta, từ việc tại sao chúng ta mua một chiếc áo được thiết kế hay vì sao ta lại chấp
nhận tuyển dụng một ứng viên mà ta biết chắc sẽ phải kiểm soát người đó nhiều hơn,
mà không phải là ít hơn. Bởi vì càng hiểu tại sao chúng ta lại trở thành nạn nhân của
các trò mẹo mực hay mưu kế của các nhà quảng cáo, thì chúng ta càng có khả năng tự
bảo vệ mình trước họ. Và các công ty càng hiểu biết về nhu cầu và mong muốn vô
thức của chúng ta, thì họ sẽ càng sản xuất được nhiều sản phẩm hữu dụng hơn, có ý
nghĩa hơn cho thị trường. Sau tất cả, chẳng phải là những người tiếp thị cũng muốn
cung cấp những sản phẩm mà chúng ta yêu thích đó sao? Các vấn đề đặt chúng ta
trước những thách thức mang tính cảm xúc, và chẳng phải điều đó làm gia tăng giá trị
cuộc sống của chúng ta hay sao? Nhìn theo ánh sáng đó, thì nghiên cứu não bộ, được
sử dụng một cách đạo đức, sẽ kết lại bằng việc tất cả chúng ta đều được hưởng lợi.
Hãy tưởng tượng cùng một lúc sẽ có thêm nhiều sản phẩm sinh thêm lợi nhuận cho
các công ty và thỏa mãn hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Thật là một bộ đôi hoàn
hảo.
Cho đến nay, cách duy nhất mà các công ty có thể hiểu được những gì người tiêu dùng
mong muốn là quan sát hoặc phỏng vấn trực tiếp. Không hơn. Hãy tưởng tượng thần
kinh học tiếp thị là phần chung của ba vòng tròn giao nhau trong sơ đồ Venn. Được
phát minh vào năm 1881, sơ đồ Venn là một sáng tạo của John Venn, một nhà lôgic
học và Triết học thuộc phái Phúc Âm người Anh. Thường được sử dụng trong Toán
học như một lý thuyết, sơ đồ Venn minh họa những mối quan hệ logic có thể có giữa
những tập hợp khác nhau. Nói cách khác, nếu một vòng tròn biểu thị, lấy ví dụ, là tập
hợp những người đàn ông nói chung, trong khi một vòng tròn khác biểu thị những
người đàn ông tóc đen, và vòng tròn thứ ba là tập hợp những người đàn ông có râu,
thì khoảng giao nhau giữa 3 vòng tròn nằm ở trung tâm sẽ là tập hợp gồm những
người đàn ông, tóc đen và có râu.
Nhưng nếu bạn lấy 2 vòng tròn trong sơ đồ Venn, đại diện cho hai nhánh của phương
pháp nghiên cứu marketing truyền thống dựa trên số lượng và chất lượng – thì cần
phải có thời gian để tạo ra chỗ đứng cho nhân vật mới xuất hiện trên sân khấu: thần