Nhưng nếu những người tiếp thị có thể khám phá được điều gì đang diễn ra trong bộ
não của chúng ta, những gì khiến ta lựa chọn thương hiệu này mà không phải là
thương hiệu khác – những thông tin nào chạy qua bộ lọc của não bộ và thông tin nào
không – vậy thì đó có thể chính là chìa khóa thực sự giúp xây dựng nên những thương
hiệu trong tương lai. Đó là lý do tại sao tôi lại dấn thân vào công việc có thể tính
tương ứng với ba năm ròng làm việc, trị giá hàng triệu đôla, để tiến vào thế giới của
những người tiêu dùng, những thương hiệu và thế giới của khoa học.
Như các bạn sẽ đọc ở những trang tiếp theo, tôi đã nhanh chóng đi đến kết luận là
khoa học thần kinh-tiếp thị, sự phối ngẫu thú vị giữa tiếp thị và khoa học, chính là
một cánh cửa khám phá trí óc của con người, một điều mà chúng ta đã chờ đợi từ lâu,
rằng thần kinh học tiếp thị chính là chìa khóa để mở ra cái mà tôi sẽ gọi là Mua-hàng-
học (Buyology) - những ý nghĩ nằm trong tiềm thức, những cảm giác và hứng thú thúc
đẩy chúng ta đưa ra những quyết định trong cuộc sống thường ngày.
Tôi thừa nhận rằng, khái niệm về một môn khoa học có thể đi sâu vào tiềm thức con
người sẽ khiến cho rất nhiều người cảm thấy lo lắng. Hầu hết chúng ta khi nghe cụm
từ “quét não”, trí tưởng tượng của chúng ta lập tức liên hệ với chứng hoang tưởng. Có
cảm giác giống như một sự xâm nhập không phân tích được, giống như khi gã hiểm ác
Peeping Tom nhìn thấy sự trần trụi của nàng Godiva , hay một cặp kính hồng ngoại
nhìn xuyên thấu những suy nghĩ và cảm giác của chúng ta.
Một tổ chức được biết đến với tên gọi Báo động Thương mại (Commercial Alert) đã
kiến nghị lên Quốc hội Mỹ yêu cầu phải dừng việc nghiên cứu thần kinh học tiếp thị,
với lập luận rằng hành động quét não có mục đích “kiểm soát tinh thần và được sử
dụng cho mục đích thương mại.” Điều gì sẽ xảy ra nếu như, tổ chức này đã một lần
yêu cầu bằng văn bản tới hiệu trưởng James Wagner của Đại học Emory (Khoa nghiên
cứu thần kinh của Đại học Emory đã từng được mệnh danh là “tâm chấn của thần kinh
học tiếp thị trên thế giới”), một nhà khoa học nghiên cứu thần kinh, một chuyên gia
trong lĩnh vực này lại sử dụng hiểu biết của mình để “tạo ra những sản phẩm gây
nghiện nhờ sử dụng những bản phân tích não bộ liên quan đến sản phẩm”? Thậm chí