MỞ ĐẦU
Hãy đối diện với điều này, tất cả chúng ta đều là những người tiêu dùng. Bất kể chúng
ta mua một chiếc điện thoại di động, một hộp kem chống nhăn của Thụy Sĩ hay một
lon Coca-Cola, mua sắm chiếm một phần lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng
ta. Đó là lý do tại sao, mỗi ngày và mọi ngày, tất cả chúng ta bị dội vào đầu cả tá, nếu
không muốn nói là cả trăm quảng cáo của những người tiếp thị và quảng cáo. Quảng
cáo trên truyền hình. Trên biển hiệu đường cao tốc. Ở các banner trên những website.
Mặt tiền của các cửa hiệu. Các thương hiệu và thông tin ào ạt truyền tới chúng ta, liên
tục, với tốc độ chóng mặt và từ mọi phía. Với tất cả những quảng cáo không ngừng
xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, liệu chúng ta nhớ được bao nhiêu trong số đó?
Điều gì quyết định loại thông tin nào sẽ được chúng ta nhập tâm và cái gì tồn tại trong
não bộ khiến ta lập tức lãng quên quảng cáo về sản phẩm Huggies vừa xem, cũng như
vô số các quảng cáo đáng quên khác?
Ở đây, tôi không thể trả lời hết các câu hỏi, nhưng chính các câu hỏi ấy lại khiến tôi
nhớ đến một trong số rất nhiều khách sạn mà tôi đã từng trú lại. Khi tôi bước chân
vào một phòng khách sạn ở một thành phố xa lạ, lập tức tôi ném chìa khóa phòng
hoặc thẻ mở cửa phòng vào một góc nào đó, và một phần nghìn giây sau, tôi quên
biến mất là mình đã để nó ở đâu. Chỉ là dữ liệu đã biến mất trong ổ cứng não bộ của
tôi. Tại sao? Bởi vì, bất kể tôi có nhận thức được hay không, thì cùng lúc đó, não bộ
của tôi vẫn đang bận xử lý hàng đống các loại thông tin khác – tôi đang ở thành phố
nào, múi giờ nào, bao lâu nữa thì đến cuộc hẹn tiếp theo, lần cuối tôi ăn là khi nào và
với khả năng hạn chế của bộ nhớ ngắn hạn, thì dữ liệu liên quan đến vị trí của chìa
khóa phòng đơn giản là không được xử lý.
Vấn đề là, bộ não của chúng ta liên tục bận rộn thu thập và lọc dữ liệu. Một vài đơn vị
thông tin có thể được ghi vào bộ nhớ dài hạn, nói cách khác, là các thông tin được ghi
nhớ nhưng hầu hết chúng sẽ trở nên hỗn độn và nhanh chóng rơi vào quên lãng. Quá