8. SỰ KÌ DIỆU CỦA GIÁC QUAN
Kinh doanh trên các giác quan
NÀO, HÃY CÙNG NHAU đi dạo một vòng quanh Quảng trường Thời đại. Giả vờ
như chúng ta là khách du lịch, cổ nghển lên, mắt dán vào những tấm biển quảng cáo
ngoại cỡ chen vai thích cánh như chiếm lấy từng mảng không gian. Những bảng tin
chạy chữ có đèn neon màu đỏ và những bảng thương mại điện tử chồng chất lên nhau,
lên những tòa nhà cao tầng, những tấm biển quảng cáo cao chừng 20 mét có hình
những người đàn ông, đàn bà quảng cáo cho một hãng đồ lót thời trang, những chai
nước hoa và rượu tequila cỡ đại, những chiếc đồng hồ đeo tay nạm kim cương lộng
lẫy trên cổ tay của những người đàn ông và đàn bà sành điệu. Tạm thời chưa nhắc đến
những ảo ảnh mà vô số lô-gô thương hiệu mang lại, mọi thứ từ công ty Virgin Records
đến Starbucks đến Skechers đến Maxell đến Yahoo! Và cảnh tượng này cũng diễn ra
tương tự ở Tokyo, London, Hong Kong và tất cả những thánh địa thương mại khác
trên khắp thế giới. Nhưng nếu tôi nói với bạn rằng tất cả những nỗ lực hình ảnh ấy, tất
cả những kiểu quảng cáo-đập-vào-mắt ấy, trên khía cạnh của người làm quảng cáo, là
một sự lãng phí vô cùng to lớn thì sao nhỉ? Vậy đó, trên thực tế, còn lâu cảm nhận thị
giác mới đủ sức mạnh để thu hút sự quan tâm và khiến chúng ta mua hàng. Điều gì sẽ
xảy ra nếu tôi có thể chứng minh cho các bạn thấy rằng chỉ nhìn ngắm không thôi, đôi
mắt của chúng ta – cũng như đôi mắt đang lén lút nhìn trộm một vị thần Bắc Âu trong
bộ đồ lót, và dù vẻ đẹp hờn dỗi của nàng trong bộ bikini có hấp dẫn đến đâu, cho đến
chiếc cổ quyến rũ trong quảng cáo dòng nước hoa Chanel, tất cả những chữ cái bật
sáng đánh vần tên thương hiệu đồng hồ Swatch, tivi JVC, Planet Hollywood, AT&T,
Chase Manhattan, McDonald’s, Taco Bell, T-Mobile và còn nhiều nữa – trên thực tế
đều không mang lại quá nhiều như chúng ta hằng tin tưởng.
Ngày nay, hơn bao giờ hết chúng ta bắt gặp quá nhiều thứ để nhìn thấy mỗi ngày. Và
trên thực tế, các nghiên cứu đã cho thấy mức độ tương tác thị giác của chúng ta càng