cũng chỉ là những lời cảnh báo “nói giảm, nói tránh” theo kiểu Mỹ thôi. Những nhà
sản xuất thuốc lá ở châu Âu viết những lời cảnh báo bằng chữ màu đen, đặt trong
khung đậm, khiến người ta khó có thể bỏ qua. Ở Bồ Đào Nha, ngay cả một đứa trẻ
cũng hiểu dòng chữ in trên bao thuốc có hình chú lạc đà của hãng Camel: Furmar
Mata. Hút thuốc chết người. Nhưng không có lời cảnh báo nào trực diện như những
lời cảnh báo in trên các bao thuốc của Canada, Thái Lan, Australia, Brazil – và gần
đây là Vương Quốc Anh. Trông chúng hết sức ghê rợn, phản ánh sự thật trần trụi, với
những hình ảnh ghê rợn của căn bệnh ung thư phổi, của những bàn chân và ngón
chân bị hoại thư, của những cuống họng mở rộng với những chiếc răng bị thối, đi
kèm là hình ảnh về bệnh ung thư miệng và vòm họng.
Bạn cho rằng những hình ảnh minh họa ấy có thể khiến những tay nghiện thuốc giảm
liều lượng hút thuốc mỗi ngày. Vậy tại sao, năm 2006, bất chấp lệnh cấm các loại
quảng cáo thuốc lá trên toàn thế giới, các bài phát biểu tuyên truyền và những lời cảnh
báo sức khỏe thường xuyên của các hiệp hội y khoa, và sự đầu tư qui mô của các
chính phủ trong việc xây dựng những chiến dịch tuyên truyền chống hút thuốc lá,
lượng tiêu thụ thuốc lá trên toàn thế giới vẫn ở mức kỷ lục 5,763 tỷ điếu thuốc, con số
này chưa bao gồm lượng thuốc lá được miễn thuế, hoặc lượng thuốc lá khổng lồ được
tiêu thụ ở các chợ đen quốc tế? (Một lần khi vào một cửa hàng tạp hóa ở Australia, tôi
nghe thấy một nhân viên bán hàng hỏi một người mua thuốc lá “Anh muốn mua bao
thuốc lá có cảnh báo bệnh phổi, tim hay chân?” Việc này có thường xuyên xảy ra
không? tôi hỏi người bán hàng. Một nửa, anh ta trả lời tôi.) Bất chấp những gì người ta
đã biết về tác hại thuốc lá, ước tính có khoảng 1/3 đàn ông trên khắp hành tinh này
vẫn tiếp tục đốt thuốc. Xấp xỉ 15 tỷ điếu thuốc được bán ra mỗi ngày – nghĩa là 10
triệu điếu thuốc được bán ra mỗi phút. Ở Trung Quốc, nơi mà hàng triệu người nghiện
thuốc không công khai thừa nhận nhưng tin rằng thuốc lá có thể chữa được bệnh
Parkinson, có thể xoa dịu trạng thái căng thẳng của những người mắc bệnh tâm thần
phân liệt, thúc đẩy các tế bào não hoạt động hiệu quả hơn và làm tăng năng suất lao
động, có trên 300 triệu người, trong đó gồm cả 60% bác sĩ là nam giới, hút thuốc. Với
lượng thuốc bán ra hàng năm 1,8 nghìn tỷ điếu thuốc, chỉ tính riêng Trung Quốc đã
chiếm tới 1/3 lượng thuốc lá được tiêu thụ trên trái đất mỗi ngày – trong số 1.4 tỷ