“Xin hãy thử lại lần sau”.
Xin chào, Maureen. Không, xin lỗi bạn thân mến, Tome Jones không phải là đáp án
đúng. Slap.
Chúng ta chỉ còn 15 giây nữa! Không, bạn thân mến, không phải là Elton John. Slap.
Xin chào Nathan! Xin lỗi, không phải là Cliff Richard rồi! Slap. Các khán giả hãy cố
lên – đó là một nam ca sĩ rất nổi tiếng! Giải thưởng 10.000 bảng! Anh ấy có thể là
người Anh! Anh ấy có thể là người Mỹ! Slap. Slap. Slap. Slap.
Vào giữa tháng 12 năm 2006, tôi lúc ấy đang ngồi trong một căn phòng tối om, xem
một người dẫn chương trình game show nổi tiếng giới thiệu một trò chơi mới do công
ty truyền thông khổng lồ FremantleMedia thực hiện – chính công ty này là chủ sở hữu
của chương trình American Idol. Trên trang chủ của chương trình, Quizmania được
giới thiệu là “chương trình đố vui trên truyền hình được yêu thích nhất Anh Quốc”,
Quizmania chưa từng xuất hiện ở nước Mỹ, và không có gì đảm bảo là nó sẽ xuất
hiện. Và đó chính là yếu tố khiến tôi nhảy vào cuộc - để tìm hiểu liệu có thể xâm nhập
vào bộ não của khán giả để dự đoán một cách tương đối chính xác xem một chương
trình mới chưa từng được trình chiếu ở Mỹ có thể thu hút khán giả Mỹ hay nó sẽ trở
thành một “thảm họa” truyền hình.
Một giờ trước đó, các đối tượng thử nghiệm của chúng tôi được chia thành 4 nhóm,
mỗi nhóm 50 người, gồm cả nam giới và phụ nữ được lựa chọn cẩn thận, đại diện cho
từng nhóm khán giả đã đến chật kín phòng thí nghiệm. Sau khi tham gia trả lời một
loạt câu hỏi - trả lời ngắn gọn với một kỹ thuật viên trong nhóm của chúng tôi, những
người tình nguyện được phát mũ SST để đội, và bắt đầu tham gia vào cuộc thử
nghiệm não bộ đặc biệt.
Đèn được tắt đi và chương trình Quizmania xuất hiện.
Quizmania không phải là chương trình duy nhất được trình chiếu cho 200 tình nguyện
viên xem và thử nghiệm trong buổi chiều hôm đó. Để đảm bảo tính chính xác của kết