11. KẾT LUẬN
Bình minh của Thương hiệu
TRONG CUỐN SÁCH NÀY, các bạn đã được chứng kiến cuộc gặp lịch sử giữa
khoa học và tiếp thị. Một sự kết hợp bề ngoài có vẻ như trái ngược nhau, nhưng tôi hi
vọng nó mở ra một ánh sáng mới lý giải cho cách chúng ta ra quyết định khi mua
hàng hóa – mọi thứ từ thực phẩm, tới máy điện thoại cầm tay, tới thuốc lá, thậm chí cả
cách lựa chọn các chính trị gia để ủng hộ - và tại sao chúng ta lại lựa chọn như vậy.
Giờ đây, bạn và cả bộ não của bạn đã hiểu hơn điều gì ẩn phía sau quảng cáo những
gì tấn công vào những sở thích tiềm ẩn, những ham muốn vô thức và những giấc mơ
phi lý trí của chúng ta, và chúng tạo ra những tác động không thể đo đếm được lên
hành vi của chúng ta mỗi ngày. Nhờ có khoa học thần kinh hình ảnh, giờ đây chúng ta
đã hiểu hơn cái gì thực sự điều khiển hành vi của mình, sự lựa chọn của chúng ta và
vì sao ta lại thích xe Corona hơn xe Budweiser, iPods hơn Zunes hay McDonald’s hơn
là Wendy’s.
Thật buồn cười khi bạn nghĩ về điều này, phải mất bao nhiêu lâu thì khoa học mới kết
hợp với tiếp thị để làm ra một môn khoa học mới. Sau tất cả, thì khoa học đã có mặt ở
quanh ta kể từ khi con người xuất hiện, để giải thích vì sao chúng ta lại hành xử theo
cách này hay cách khác. Và tiếp thị, một phát minh của thế kỷ 20, cũng có mặt để giải
đáp cùng một loại câu hỏi đã tồn tại hàng trăm năm. Khoa học là một hiện thực khó
khăn, là câu trả lời cuối cùng. Người làm tiếp thị và quảng cáo, mặt khác, lại phải trải
qua hàng thế kỷ để ném một chiếc đĩa spaghetti lên tường và hi vọng nó sẽ dính lại ở
đó.
Thực tế cho thấy gần như tất cả các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và xây dựng thương
hiệu đều là những trò chơi đoán mò – và những quảng cáo thành công bằng sự nhận
thức muộn màng được coi là những thành công nhờ may rủi. Cho đến bây giờ, người
làm tiếp thị và nhà quảng cáo vẫn chưa biết chính xác cái gì điều khiển hành vi của