sau tất cả, nó chỉ là một hòn đá. Nhưng chỉ cần tôi gán cho nó một giá trị đặc biệt nào
đó – biểu tượng lịch sử, một hòn đá hiếm, gì cũng được – thì nó trở nên có giá hơn rất
nhiều. Nói cách khác, khi chúng ta đặt thương hiệu cho một đồ vật, bộ não của chúng
ta nhìn nhận chúng đặc biệt và giá trị hơn so với giá trị thật của chúng.
Một điều nữa mà tôi tin rằng chúng ta sẽ sớm nhận ra đó là sự ra đời của những con
người mang thương hiệu hai mươi tư giờ mỗi ngày. Hãy lấy Paris Hilton làm ví dụ. Rất
nhiều người trong số chúng ta không dành cho cô ấy một chút sự tôn trọng, nhưng
một sự thật vẫn tồn tại là cô ấy đã trở thành một thương hiệu dù đang đi dạo, đang nói
chuyện, đang cười rộn rã hay đang tiệc tùng. Bất kể cô ấy là nhân vật chính trong một
bộ phim cấp 3 trên Internet, đang nhảy nhót trong một hộp đêm ở Tokyo, đang quảng
bá cho dòng thời trang mới của mình, hay đang phải lao động công ích trong tù, thì
Paris là một con người mang tính thương hiệu, là tâm điểm của những tít báo và quảng
cáo, bất kể là cô ta đang ở đâu. Cũng tương tự như vậy, cuộc sống trên-cả-tuyệt-vời
của Giám đốc công ty Virgin Atlantic, Richard Branson cũng trở thành một thương
hiệu sống hơn là một ông trùm kinh doanh. Bất kể ông ta đang nghỉ ngơi ở hòn đảo
riêng ở vùng biển Caribê, đang nhảy dù ở nước Pháp hay đang lên kế hoạch khám
phá mặt trăng, ông ấy luôn nằm trong tầm mắt của truyền thông. Và trong tương lai,
tôi nghĩ các công ty sẽ tận dụng những thương hiệu sống như thế này nhiều hơn nữa,
tạo ra nhiều nhân vật thật mang tính biểu trưng thương hiệu nhằm tạo ra sự bùng nổ,
và mục đích cuối cùng là bán được thật nhiều sản phẩm hơn nữa.
Nhưng tất cả những gì đề cập ở đây mới chỉ là sự khởi đầu.
Nghiên cứu của tôi, hi vọng rằng đã giúp làm sáng tỏ rất nhiều điều diễn ra trong bộ
não tiềm thức của chúng ta. Và các ứng dụng của nó có thể giúp một vài anh chàng
đang ngồi trong văn phòng kia tìm được những cách thức mới để thuyết phục người
tiêu dùng rằng nước uống tinh khiết do công ty của anh ta sản xuất chính là nước
uống mà Von Trap dùng cho lũ trẻ trong cuộc dạo chơi bằng xe đạp ở dãy núi Alpơ.
Khoa học thần kinh tiếp thị còn ở giai đoạn chập chững, và trong những năm sắp tới,
tôi tin tưởng rằng nó sẽ còn vươn cánh tay ra xa hơn nữa. Mặc dù có thể nó sẽ không