này, Hiệp hội Truyền thông Liên bang (Federal Communications Commission) ra
thông báo vào tháng Một năm 1974 rằng các thủ thuật quảng cáo đánh vào tiềm thức,
dù có hiệu quả hay không, đều “trái với nguyện vọng của người dân”, và từ đó trở về
sau, bất cứ đài phát hình nào sử dụng chúng đều đứng trước nguy cơ bị tước bỏ giấy
phép phát sóng.
Cho đến tận ngày hôm nay, vẫn không hề có bất cứ lệnh cấm cụ thể nào đối với loại
hình quảng cáo tiềm thức ở nước Mỹ và nước Anh, mặc dù Ủy ban Thương mại Liên
bang (Federal Trade Commission) chính thức lên tiếng khẳng định quảng cáo tiềm
thức “có tác động không mong muốn lên người tiêu dùng, khiến họ lựa chọn một vài
sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc thay đổi hành vi thông thường của họ, có thể tạo ra sự
gian lận và hành vi không công bằng.” Vấn đề nan giải ở đây là chữ có thể - cho đến
ngày hôm nay, vẫn chưa có một chỉ dẫn hay cảnh báo nào chính thức về hậu quả thực
sự mà quảng cáo tiềm thức gây ra.
Một cách tổng quát, các thông điệp tiềm thức được định nghĩa là những thông điệp tác
động vào thị giác và thính giác hoặc bất cứ giác quan nào mà con người không thể ý
thức được, mà chỉ có thể nhận biết được ở cấp độ tiềm thức. Nhưng bất chấp sự cường
điệu và lo lắng xung quanh quảng cáo tiềm thức từ hàng nửa thế kỷ nay, chủ đề này có
xu hướng được người đời quan tâm một cách rất tự nhiên. Họ nghĩ họ đang lừa ai
chứ? là câu hỏi mà hầu hết mọi người trong số chúng ta đặt ra khi nghe câu chuyện về
một quảng cáo tiềm thức đang được trình chiếu trên truyền hình, đó có thể là bản tin
về việc lô-gô của hãng đồ ăn nhanh McDonald lóe lên khoảng 1/30 giây trong chương
trình Iron Chef America trên kênh Truyền hình Thực phẩm (Food Channel) (mà người
dẫn chương trình của kênh này khẳng định rằng đó chỉ là sai sót kỹ thuật), hoặc dư
luận chưa được kiểm chứng về chuyện đám mây bụi trên bầu trời đêm trong bộ phim
hoạt hình Vua Sư Tử của hãng Disney có tạo hình thành chữ “s-e-x” hay không.
Cho đến hôm nay, nhiều lời buộc tội đối với các thông điệp tiềm thức thỉnh thoảng bất
ngờ xuất hiện ở thời điểm này hay thời điểm khác, đặc biệt là trên phim ảnh. Năm
1973, trong một suất chiếu phim kinh dị Thầy Phù Thủy (The Exorcist), một khán giả