không ai có thể nhận ra được. Sau tất cả, trong cái thế giới đầy tính tương tác này, thì
làm sao kể xiết được có biết bao nhiêu thứ vụt qua trí óc có ý thức của chúng ta mỗi
ngày. Hãy thử tưởng tượng trong một cửa hàng quần áo bật thứ nhạc cổ điển của
Gershwin, còn bạn đang tìm chọn mua một bộ đồ bơi hợp thời trang – thì chắc chắn
là, chúng ta cùng nghe thấy tiếng nhạc, nhưng chúng ta không thể nào tập trung để
nhập vào đầu óc rằng người ta đang bật nhạc của Gershwin đấy. Hoặc cũng tương tự
như vậy đối với những quảng cáo nhỏ trên những túi đựng sản phẩm hợp mốt trên thị
trường – nó đập vào mắt chúng ta thật đấy, nhưng chúng ta bị tác động và phân tán
quá nhiều bởi tất cả những màu sắc sặc sỡ, những kiểu chữ in cầu kỳ và những ý
tưởng ngộ nghĩnh của chiếc túi rồi, làm sao có thể đọc những dòng chữ quảng cáo in
trên đó được nữa. Hoặc hãy nói về những loại mùi thơm lan tỏa trong các casino,
trong các khoang máy bay, trong các phòng khách sạn hay đơn giản là trong một
khoang xe hơi? (Tôi cũng không thích phải nói ra điều này, nhưng tất cả những mùi
thơm thanh lịch trên những chiếc xe đời mới nhất ấy cũng được người ta xịt ra từ một
bình xịt nước thơm thông thường mà thôi.) Chẳng lẽ tất cả những thứ đó cũng được
coi là những thông điệp tiềm ẩn ư? Chẳng lẽ không thể lập luận ngược lại rằng với rất
nhiều quảng cáo trên truyền hình, trên các tạp chí và các quảng cáo trên Internet đều
nhằm mục đích cuối cùng là thu hút sự chú ý của chúng ta, chỉ có điều những thông
điệp quá rõ ràng để được coi là tiềm ẩn, và tất cả chúng ta hầu hết đều bị tác động,
không phải vậy sao?
Vậy là có những nhà quảng cáo đã công khai sử dụng loại hình quảng cáo tiềm ẩn
này. Năm 2006, hãng gà rán KFC trình chiếu một quảng cáo bánh sandwich của họ có
tên là Buffalo Snacker, nếu người xem có thể thu hình và xem lại quảng cáo này với
tốc độ chậm hơn, thì sẽ phát hiện ra một mật mã mà người tiêu dùng có thể sử dụng
khi truy cập vào trang Web của KFC và nhận được một phiếu quà tặng là một phần
Snacker miễn phí. Mặc dù, xét bề ngoài thì quảng cáo này nhằm chống lại các loại
công nghệ cho phép người xem bỏ qua các đoạn quảng cáo, ví dụ như máy ghi video
Tivo, và khuyến khích khán giả xem lại những đoạn quảng cáo, thì trên thực tế, KFC
đã sử dụng những thông điệp ngầm ẩn (nếu đoạn quảng cáo của KFC được chiếu với
tốc độ bình thường, thì người xem không thể biết được sự tồn tại của các mật mã) để