ĐIỀU GÌ KHIẾN KHÁCH HÀNG CHI TIỀN - Trang 81

thúc đẩy sản phẩm.

Còn những nhà quảng cáo khác cũng tìm được cách ghi dấu tầng nghĩa thứ hai của

sản phẩm trong lòng người tiêu dùng, sau khi ấn tượng ban đầu trôi đi, chỉ có điều họ

không gọi đó là “tiềm thức” mà thôi. Vào những năm 1990, họ đặt cho nó một cái tên

mới “căn nguyên” hay “âm hưởng”. Năm 2006, Hãng truyền thông Clear Channel đã

tung ra loại quảng cáo “trong chớp mắt” trên các kênh phát thanh quảng cáo, trong đó

thông điệp quảng cáo chỉ xuất hiện vỏn vẹn có 2 giây. Ví dụ, trong quảng cáo chớp

mắt của phim hoạt hình The Simpsons, người ta chỉ kịp nghe thấy tiếng hú “Woo-

Hoo!” của nhân vật Homer vào những giây cuối cùng của chương trình âm nhạc, sau

đó nghe thấy tiếng thông báo của phát thanh viên “Tối nay, trên kênh Fox”.

Và khi tên tuổi của các chính trị gia trở thành những thương hiệu (mà tôi tin là như

vậy), thì quảng cáo tiềm thức, hoặc quảng bá tiềm thức khiến những thông điệp chính

trị trở nên vô cùng sống động và hiệu quả. Một ví dụ gần đây là vào năm 2000, Ủy

ban Quốc gia đảng Cộng hòa (Republican National Committee) đã tung ra một quảng

cáo, trong đó ông George W.Bush chỉ trích kế hoạch của ông Al Gore về vấn đề chi

trả của người dân đối với các loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn. Trong đó có dòng chữ:

“Kế hoạch của Gore: Quyết định quan liêu (bureaucrats).” Đến cuối đoạn quảng cáo,

từ rats (những con chuột nhắt) trong từ bureaucrats lóe lên trên màn hình với cỡ chữ

to hơn các chữ cái còn lại trong một hai giây, trùng khớp với giọng đọc thuyết minh

nhấn mạnh vào từ “Bureaucrats” - “Quyết định quan liêu”. Các nhà sản xuất đoạn

quảng cáo trên trong chiến dịch vận động của ông Bush cho rằng họ chỉ vô tình tạo ra

“gạch nối trong từ “Bureaucrats” bằng cách đặt hai âm “Bureauc” và “rats” ở những

âm vực và hình ảnh khác nhau”. George W.Bush phủ nhận và cho rằng các cuộc tranh

cãi xung quanh vấn đề này “kỳ quặc và buồn cười”, tuy nhiên sau khi tuyên bố rằng

đây chỉ là hiện tượng “thuần túy ngẫu nhiên”, người nghĩ ra đoạn quảng cáo này, Alex

Castellanos cuối cùng cũng thú nhận rằng từ rats có tạo hiệu ứng hình ảnh “được thiết

kế để thu hút sự chú ý của người xem vào từ “bureaucrats.”

Sau đó, đến năm 2006 thì xảy ra vụ tai tiếng Harold Ford. Ford là một chính trị gia

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.