ĐIỀU GÌ KHIẾN KHÁCH HÀNG CHI TIỀN - Trang 83

Nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard sau đó đã đo tốc độ di chuyển của các đối

tượng tham gia thử nghiệm được đặt tên là “thời gian lò cò” (tức là những đối tượng sẽ

di chuyển bằng một chân, chân còn lại co lên), và nhận thấy rằng, theo lời trưởng

nhóm nghiên cứu, Giáo sư y khoa của Đại học Harvard Jeffrey Hasdorff “khả năng di

chuyển của những đối tượng được tiếp cận với các từ mang tính tích cực tốt hơn so với

nhóm còn lại gần 10%”. Nói cách khác, có vẻ như là những từ ngữ mang tính tích cực

đã có tác động tích cực tới thể trạng của các đối tượng, và thúc đẩy hoạt động cơ thể

họ. Dường như tác động của các gợi ý mang tính tiềm thức lên hành vi của con người

có dấu ấn khá rõ ràng.

Các thông điệp tiềm thức đã được chứng minh là ảnh hưởng tới thái độ có sẵn sàng chi

tiền để mua một sản phẩm của người tiêu dùng hay không. Gần đây, hai nhà nghiên

cứu đã chứng minh rằng những hình ảnh xuất hiện chớp nhoáng có hình các gương

mặt vui vẻ hay giận dữ trong 16/1000 giây – khoảng thời gian không đủ để những

người tình nguyện kịp ý thức họ đang xem khuôn mặt phản ánh loại tâm trạng nào –

có tác động đến số tiền trung bình mà các đối tượng tham gia thử nghiệm sẵn sàng chi

trả. Khi các đối tượng nhìn hình ảnh các gương mặt cưới lóe lên trên màn hình, họ

giống như người khát nhìn thấy bình nước – và sẵn sàng chi trả gấp đôi cho một sản

phẩm – so với khi họ nhìn thấy những khuôn mặt giận dữ. Các nhà nghiên cứu gọi

hiện tượng này là “xúc cảm vô thức”, nghĩa là sự thay đổi tâm trạng của chủ thể chỉ

trong một phút mà bản thân họ không kịp ý thức có sự thay đổi này, và cái gì là

nguyên nhân của sự thay đổi ấy. Nói cách khác, các gương mặt cười có thể tác động

một cách vô thức khiến chúng ta sẽ muốn mua nhiều hàng hóa hơn, điều này cho thấy

việc những nhà quản lý luôn yêu cầu nhân viên của mình tươi tỉnh với khách hàng là

đúng đắn.

Hoặc, hãy cân nhắc điều này: nguồn gốc của sản phẩm có thể có tác động vô thức tới

việc chúng ta có thích mua một món hàng hay không. Gần đây, tôi được một công ty

của Đức đề nghị giúp đỡ họ chiếm lại thị phần trên thị trường nước hoa. Khi tôi xem

đáy một chai nước hoa để xem nó được sản xuất ở đâu, tôi nhận thấy rằng, thay vì viết

nơi sản xuất là các thành phố xa hoa (New York, London, Paris) thì công ty này lại ghi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.