ĐIỀU GÌ KHIẾN KHÁCH HÀNG CHI TIỀN - Trang 97

tương lai của mình bằng việc thực hiện một số hành vi, bất chấp thực tế là hành vi đó

không hề có mối liên hệ nhân - quả rõ ràng nào với kết quả trong hiện thực.

Nhưng nếu những niềm tin như vậy là thiếu lý trí, vậy tại sao hầu hết chúng ta đều có

những hành động mê muội mỗi ngày, thậm chí còn không nghĩ rằng mình đang mê

tín?

Như tất cả chúng ta đều biết, thế giới ngoài kia thật hỗn loạn. Thảm họa thiên nhiên.

Chiến tranh. Đói nghèo. Đau đớn. Trái đất nóng lên. Đó chỉ là một số rất ít các vấn đề

dội xuống đầu chúng ta mỗi ngày, mỗi lần chúng ta bật TV, mở một tờ báo hay truy

cập vào một trang Web. Hãy đối diện điều này: thế giới của chúng ta đang thay đổi với

một tốc độ khủng khiếp. Công nghệ biến đổi với tốc độ mà chúng ta không bao giờ

có thể tưởng tượng nổi, các cuộc soán ngôi gây chấn động trong nền kinh tế toàn cầu

có thể xảy đến sau một đêm – địa ngục thật, chúng ta thậm chí còn đi bộ nhanh hơn

so với trước kia (một phân tích năm 2007 về tốc độ đi bộ của con người trên 34 quốc

gia trên toàn thế giới cho thấy trung bình con người đi nhanh hơn khoảng 1,34m/s –

tức là khoảng 10% so với khoảng một thập kỷ trước đây). Ở quê hương Đan Mạch của

tôi, đàn ông và đàn bà còn nói nhanh hơn 20% so với cách đây 10 năm.

Đi kèm với những sự thay đổi nhanh chóng như vậy là thế giới này ngày càng bất an.

Thế giới càng khó lường, thì chúng ta càng muốn tìm kiếm cảm giác đang kiểm soát

được cuộc sống. Càng lo lắng và bất an, ta càng dễ chấp nhận những hành động mang

tính dị đoan và tâm linh nhằm giúp chúng ta cảm thấy an toàn. “Đó là cảm giác có

một sức mạnh đặc biệt nào đó đang bảo trợ cho con người trong những tình huống

hiểm nguy, xoa dịu nỗi sợ hãi hàng ngày và xóa bỏ những nỗi đau về tinh thần,” nhà

báo Benedict Cary của tạp chí New York Times đã viết như vậy.

Các hành vi mê tín và có tính nghi thức có mối liên hệ khoa học với nhu cầu kiểm

soát của con người trong một thế giới đảo điên. Như Tiến sĩ Bruce Hood, giáo sư khoa

tâm lý ứng dụng của Đại học Bristol, Anh Quốc đã viết, “Nếu bạn loại bỏ đi cảm giác

rằng họ đang kiểm soát được tình hình, cả con người lẫn loài vật đều trở nên hoảng

loạn. Trong suốt Chiến tranh Vùng vịnh năm 1991, ở những khu vực bị oanh tạc bởi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.