cũng lưu lại dấu tích chiến đấu của hai chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi cùng
nằm trên giường, chị gối đầu lên cánh tay tôi, quay mặt về phía tôi, vẻ uể
oải. Tôi nhìn bờ môi hồng đào của chị, nghĩ đến vị ngọt ngào trong đó, lại
không kìm được nảy ra vái suy nghĩ biến thái. Tôi nói với Tưởng Nam:
“Đằng ấy đã từng nghe một câu thơ viết về Dương Châu chưa?”
“Thơ gì?” Hẳn Tưởng Nam không ngờ lúc này tôi lại nói đến chuyện thơ
ca, chị hỏi lại giọng có chút ngạc nhiên.
“Thơ của Đỗ Mục,” tôi nói. “Đêm nay trăng sáng cầu xưa, mà người dạy
sáo bây giờ còn đâu.”
[2]
. Nói rồi tôi nhìn chăm chăm vào môi chị, thoáng nở
một nụ cười gian tà
[2] Trần Trọng San dịch, nguyên tác: “Nhị thập tứ kiều minh nguyệt dạ, ngọc nhân hà xứ giáo
xuy tiêu.” Nhị thập tứ kiều còn có tên là Hồng Dược Kiều, ở huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô. Thời
xưa có 24 cô gái đẹp thổi sáo tại đây, nên cầu có tên này.
Tưởng Nam lập tức đỏ bừng mặt, lườm tôi một cái đầy lả lơi, nói:
“Người ta không muốn động đậy gì nữa, cậu muốn thì quay ngược đầu đi.”
Tôi thầm hỉ hả, không ngờ Tưởng Nam lại đồng ý thật. Đang định ngồi
dậy quay ngược đầu bỗng nghĩ, dù tôi có đổi đầu thì cũng chỉ có chân mới
ngang tầm miệng Tưởng Nam, đúng lúc ấy lại nghe tiếng Tưởng Nam cười
khúc khích, tôi bèn nói: “Hừ! Suýt chút nữa thì mắc lừa, cái đấy của đằng
này có mọc trên chân đâu!” Tưởng Nam nghe vậy càng cười dữ hơn, đột
nhiên, chị như nhớ ra điều gì, bảo với tôi: “Nếu cậu là voi có phải tốt rồi
không!”
“Voi?” Tôi ngẩn người. Thầm nhủ: Chuyện này thì liên quan gì đến voi?
“Sao? Quên rồi à?” Tưởng Nam thấy tôi không phản ứng gì, lại nói: “Hồi
trước chả gửi cho người ta cái tin nhắn ấy!”