chứng ngộ và thần thông không thể nghĩ bàn, nhưng các Ngài không thấy biết
hết các hiện tượng vi tế.
Ngược lại, Đức Phật đã hoàn tất hai loại công đức, có nghĩa là Đức Phật đã tịnh
hóa hết hai loại che chướng, thành tựu tâm toàn giác, do đó thấy biết hết mọi
nghiệp vi tế. Nói cách khác, thiện nghiệp trở thành người xuất gia của ông lão là
một thiện nghiệp vi tế mà chỉ có Đức Phật mới thấy biết được.
Đức Phật thấy rằng Shrijata đã tạo được nghiệp trở thành người xuất gia, dù
thiện hạnh đó đã được làm ở một nơi xa xôi và vào một thời gian rất lâu trong
quá khứ không thể tưởng tượng được. Đức Phật dạy rằng, trong một kiếp quá
khứ rất lâu xa, Shrijata là một con ruồi bay quanh cái tháp. Có một giải thích
khác là con ruồi đậu trên đống phân bò và đống phân ấy nổi trên mặt nước chảy
quanh cái tháp. Lại một giải thích khác nữa là con ruồi bay theo mùi phân bò
nằm rải rác chung quanh cái tháp và vì thế đã may mắn hoàn tất được một vòng
nhiễu quanh cái tháp.
Cho dù con ruồi chẳng hề biết cái tháp là vật thiêng liêng, hay việc bay quanh
cái tháp sẽ là nhân cho sự giải thoát, nhưng việc bay quanh tháp một cách vô ý
thức đó đã tịnh hóa được nghiệp và tích lũy công đức, và như vậy đã trở thành
nhân cho hạnh phúc. Con ruồi đã hành động hoàn toàn vì tham luyến mùi phân
bò. Động cơ của nó hoàn toàn là không phước đức. Tuy nhiên, nhờ năng lực của
thánh vật (bảo tháp) nên việc bay vòng quanh bảo tháp trở nên có phước đức.
Đức Phật dạy rằng, thiện hạnh nhỏ của việc bay quanh tháp đã tạo ra nhân khiến
Shrijata trở thành người xuất gia.
Khi Đức Phật quán xét xem ai có mối quan hệ nghiệp với ông lão để có thể chăm
sóc dạy bảo ông ta, Ngài biết rằng Mục Kiền Liên, vị A-la-hán thần thông bậc
nhất sẽ là thầy của Shrijata. Trong số hai đệ tử lớn của Đức Phật, Xá Lợi Phất có
trí tuệ bậc nhất và Mục Kiền Liên có thần thông bậc nhất. Để có khả năng dẫn
dắt, vị thầy cần có mối liên hệ nghiệp với người học trò. Nếu không có mối liên
hệ nghiệp, vị thầy không thể thực sự làm lợi lạc cho học trò được. Và Đức Phật