ĐIỀU TRỊ BỆNH TẬN GỐC NĂNG LỰC CỦA TÂM BI MẪN - Trang 214

Có rất nhiều câu chuyện cho thấy rõ những lợi lạc từ việc Pháp thí theo cách này.
Chẳng hạn, sau khi Đức Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni giảng Pháp cho 500 con
thiên nga thì đến kiếp sau tất cả đều trở thành các vị tăng sĩ và A-la-hán. Nói
cách khác, chúng hoàn toàn chấm dứt kiếp luân hồi. Một con chim bồ câu đã
từng nghe Tôn giả Long Thọ (Nagarjuna) tụng kinh và sau tái sinh làm người,
trở thành một vị sư rồi thành một Tôn giả. Tương tự, Tôn giả Thế Thân
(Vasubandhu) nuôi một con chim bồ câu, từng được nghe Tôn giả tụng kinh. Và
trong kiếp sau, con chim bồ câu đó tái sinh làm người, trở thành một nhà sư và
đã viết bốn luận giảng về các giáo pháp đã được nghe khi còn là con chim bồ câu
trong kiếp trước.

Có một câu chuyện về các thương gia Ấn Độ đang bị nguy khi chiếc tàu của họ
sắp bị một con cá mập rất lớn nuốt chửng. Khi các thương gia lớn tiếng tụng bài
kệ qui y, con cá liền ngậm miệng lại rồi chết. Sau đó nó tái sinh thành người tên
là Shrijata, rồi trở thành nhà sư và tu tập chứng quả A-la-hán. Cũng chính con cá
này trong kiếp quá khứ vốn là một con ruồi đã từng đậu trên một đống phân
[trôi] nhiễu quanh bảo tháp, nhờ thiện nghiệp này mà kiếp sau nó tái sinh được
vào chùa và trở thành một nhà sư.

Câu chuyện Shrijata: Những lợi lạc khi đi nhiễu quanh bảo tháp

Mãi đến lúc đã già, ông Shrijata mới bắt đầu tu tập Pháp, nhưng ông trở thành vị
A-la-hán chỉ trong một đời. Khi tám mươi tuổi, ông Shrijata vẫn còn tại gia,
nhưng ông chán nản vì gia đình đối xử không tốt. Các đứa trẻ luôn trêu chọc
ông. Vào một ngày, ông cảm thấy hoàn toàn thất vọng vì bị trêu chọc quá đáng,
nên ông ta nghĩ rằng “Cuộc sống sẽ rất bình an nếu mình rời nhà vào sống trong
tu viện.”

Và Shrijata bỏ nhà ra đi xin vào sống trong một tu viện gần nhà, vị Tu viện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.