những thứ như nước tiểu, nước bọt, máu, phân... cũng như mọi thứ khác thuộc
về thân thể họ. Một người bệnh có thể được chữa lành nhờ được vị Bồ Tát phà
hơi thở vào người. Được vị Bồ Tát chạm vào người, hay quần áo của họ chạm
vào người cũng sẽ mang đến phước báu vô lượng. [Thậm chí việc] uống nước
tiểu hay xức nước tiểu của một vị Bồ Tát vào chỗ nhiễm trùng cũng có năng lực
chú nguyện và chữa bệnh.
Nhiều câu chuyện về các hành giả tâm linh có thể chứng minh điều này. Ở Tây
Tạng, khi một người bị ngất xỉu hay phát cuồng, cách chữa bệnh thường áp dụng
là đốt tóc hay quần áo của vị Lama cao cấp và đưa cho người bệnh hít khói. Nếu
bệnh nhân bị ngất, họ sẽ tỉnh lại rất nhanh. Ở một số đất nước Thiên chúa giáo
cũng có lối chữa bệnh giống như vậy với các di vật thánh tích của Thánh St.
Francis ở Assisi và của các vị Thánh khác. Lama Yehse và tôi đã quan sát sự
việc này khi chúng tôi viếng thăm một số nhà thờ và tu viện Thiên chúa giáo ở
nước Ý. Một số nhà thờ ở Ý đã gìn giữ quần áo của các vị thánh Thiên chúa
giáo, và những mảnh vải nhỏ xíu lấy từ quần áo các ngài đã được đưa cho các
bệnh nhân, họ đốt thành tro để uống hay nuốt các mảnh vải nhỏ đó. Họ thường
nôn ói ngay sau khi nuốt và rồi dần dần khỏi bệnh. Người ta giải thích rằng, ma
quỉ gây bệnh đã thoát ra khỏi bệnh nhân. Năng lực chữa bệnh đến từ sự thành
tựu chứng ngộ cao cấp và nhất là đến từ tâm từ bi của của các vị thánh.
Ở Solu Khumbu, nước Nepal, có một tu viện cho cả tăng và ni, giờ đây tu viện
đó không còn nhiều tăng sĩ vì vị trụ trì đã qua đời. Vị trụ trì tu viện này là một vị
thiền giả ẩn tu cao cấp, đã đến đây ở sau khi rời khỏi Tây Tạng. Trước đó ngài là
vị tri sự của một tu viện lớn ở Tây Tạng, một chi nhánh của Trường Đại học Sera
Me. Nhiệm vụ của ngài là thu gom ngũ cốc và các thực phẩm khác từ các làng
có mối liên hệ với tu viện và đem bán để nuôi sống tu viện. Công việc tri sự đã
không thành công, và sự thất bại này khiến ngài phát sinh tâm buông bỏ, cương
quyết thoát khỏi luân hồi.
Ngài xin thôi nhiệm vụ tri sự ở tu viện, đi tìm gặp ngài Lama Ling Tse Dorje
Chang - một vị cao tăng rất thông tuệ - và nhận giáo huấn về “Con đường từng
bước tới giác ngộ”. Rồi ngài đi đến một nơi cô tịch trên núi để thiền định. Trong