hàng giúp đỡ. Thật lòng bác vô cùng khổ sở, bác đã khiến nó lỡ dở một lần
nên lần này bác không thể cản trở nó được”.
“Nào ai biết được hiện tại...” mẹ Dư Hoài khóc đến thắt gan thắt ruột:
“cháu nói xem, bác có nên chết đi hay không?”
Tôi yên lặng lắng nghe, một câu cũng không nói ra được.
Trên đời này có quá nhiều tai bay vạ gió. Tôi chưa trưởng thành đến mức
có thể thản nhiên tiếp nhận thực tại phũ phàng của cuộc đời, chỉ có thể
không quan tâm đến việc không liên quan đến mình. Thế nhưng, những
chuyện xảy ra với Dư Hoài tôi chẳng thể nào dùng tâm trạng đối xử như với
người bình thường được.
Cháu đừng chê bác nhiều chuyện. Trong lòng bác rất khổ sở, cũng biết nó
và bố nó còn khổ hơn không thể từ sáng đến tối chỉ nói với họ về việc sống
chết được. Thế chẳng phải khiến bố con nó ngày càng đau buồn hơn ư? Đây
là bác kể với một cô bé tốt bụng như cháu. Trước đây nó rất vui khi nói với
bác được gặp cháu, nói cháu tương lai sau này phát triển rất tốt. Trước mặt
cháu nó không dám ngẩng đầu nhìn cháu, chỉ nói thầm với mình như vậy,
cũng không tự lập được như cháu, gặp cháu lại vừa vui, vừa buồn. Trong
lòng bác nghĩ nên trách ai đây? Chẳng phải nên trách bác hay sao?”
Mẹ Dư Hoài khóc rất lâu, sau đó mới ngượng ngùng buông tay tôi ra.
Tôi cũng không nhớ mình đã nói cái gì để an ủi bác ấy.
Bước ra khỏi phòng bệnh rất lâu sau đó, cuối cùng tôi vẫn không chịu
được mà ngoảnh lại nhìn.
Trên hành lang người đi qua đi lại như thoi đưa. Tôi đã từng cho rằng
bệnh viện là một chiếc cầu sinh tử song lại quên mất rằng trước kết cục của
cái chết là cả một quá trình dài đằng đẵng của cảm giác đau không bằng cái
chết đều xảy ra tại nơi này. Nó không chỉ hành hạ người có bệnh mà còn