Tôi càng không thể ngờ rằng người phụ nữ hung dữ tại buổi họp phụ
huynh năm ấy với người phụ nữ trước mặt mình lúc này là một.
“Mong bác sớm khỏe lại” tôi hơi ngượng ngùng: “do hơi gấp nên cháu
không mang hoa tươi và hoa quả đến thăm bác. Cháu...”
“Cháu còn nhớ khi ấy bác không muốn cháu và Dư Hoài ngồi cùng một
bàn không?”
Tôi không ngờ bác ấy lại chủ động nhắc đến và còn cho rằng bác ấy đã
quên Cảnh Cảnh là ai mất rồi.
Có phải con người khi bị bệnh đều thích nhớ lại chuyện cũ không? Mẹ
Dư Hoài nắm lấy tay tôi, còn không đợi tối đồng ý mà cứ thế nói tiếp:
“Ngày đó thật sự sợ nó đi không đúng hướng. Bác không có thời gian
chăm sóc nó, bố và bà nội nó sức khỏe đều không tốt. Bố nó thường xuyên
làm việc ở nước ngoài không về, tất nhiên bác phải thay ông ấy làm tròn
đạo hiếu. Do vậy, bác không có kiên nhẫn với Dư Hoài nên làm việc gì
cũng không nghĩ đến cảm nhận của nó. Lần bị bệnh này kéo dài tận sáu,
bảy năm. Có rất nhiều việc đều đã nhìn rõ, bác đã khiến nó chậm trễ hai lần
rồi. Lần này dù chết cũng coi như xong, cứu không được tức là không cứu
được, đâu ai biết trước được cái chết của mình”.
“Bác đừng nói thế...”
Tôi đã từng nói tôi vốn dĩ không giỏi an ủi người khác.
“Nó đỗ Thanh Hoa, sao bác đành lòng để nó thua kém người khác được”.
Nhưng mà nhà không có tiền, bố nó khi ấy bị điều về nước mà nhà lại
chẳng có tiền để chữa bệnh cho bác. Cháu không biết chứ, bệnh này chẳng
thể chữa khỏi được, tuần nào cũng phải chạy thận, chẳng thể chống đỡ
được. Dư Hoài muốn hiến thận cho bác nhưng sao bác có thể vì cái mạng
già của mình mà lấy đi nửa đời sau của nó được? Sau khi hiến thận thì