Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền
| 16
chứng gì, nhƣng bạn đã mắc bệnh. Do đó, cụm từ “bệnh tật” ngày nay mọi ngƣời dùng
phải gọi là “giai đoạn cuối cùng của bệnh tật” hoặc “giai đoạn lâm sàng của bệnh tật”.
Khi bạn gặp một ngƣời bạn và hỏi “bạn sao thế?” và ngƣời đó trả lời “tôi bệnh rồi,
phải đi bệnh viện thôi!”, thực ra ngƣời bạn này đã ở trạng thái giai đoạn cuối của bệnh
tật. Bạn hãy nghĩ xem mọi ngƣời xung quanh bạn hầu hết đều để đến tình trạng không
chịu đƣợc nữa mới đi bệnh viện. Vì vậy bạn phải nhớ rằng, không phải chỉ có ung thƣ
mới chia giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối mà tất cả các loại bệnh đều có giai đoạn đầu
và giai đoạn cuối. Tất cả những bệnh mà phải vào bệnh viện điều trị thì đều đƣợc coi
là giai đoạn cuối của bệnh đó, bởi vì nếu cơ thể bạn vẫn chịu đƣợc thì bạn đã chẳng
đến bệnh viện!
Trong quá trình mầm bệnh phát triển tại sao bạn lại có giai đoạn không chịu nổi? Lúc
này chúng ta đề cập đến bản chất của “giả khỏe mạnh”. Thực ra bản chất của giả khỏe
mạnh là quá trình làm tiêu hao những dự trữ trong cơ thể. “Dự trữ” ở đây có nghĩa là
gì? Là đợi để đƣợc sử dụng. Bình thƣờng, chúng ta đem tiền gửi ngân hàng gọi là “cất
giữ”, có thể gọi là cất giữ tiền bạc, tức là khoản tiền này đợi để đƣợc chúng ta sử dụng
sau này. Quốc gia không chiến tranh, có cần phải sản xuất tên lửa không? Cần, để
dùng lúc cần, nhỡ có chiến tranh thì phải có vũ khí dự phòng. Cơ thể chúng ta cũng có
cơ chế dự phòng nhƣ vậy. Chúng ta hãy xem những bệnh nhân phải thay thận, họ vẫn
sống khỏe với một quả thận còn lại, vậy sao tạo hóa phải sinh ra hai quả thận cho con
ngƣời? Đấy chính là dự trữ. Lại lấy ví dụ, bạn có hai lá phổi, phổi trái và phổi phải,
bạn đang đứng nói chuyện nhẹ nhàng, cơ thể bạn có thể chỉ cần dùng đến một nửa lá
phổi mà thôi. Vậy một lá phổi rƣỡi còn lại làm nhiện vụ gì? Đợi để đƣợc sử dụng. Một
lát sau bạn đi chạy, một nƣa lá phổi không đủ để bạn dùng, lúc này phải dùng đến nửa
còn lại, vẫn còn dƣ một lá phổi nữa, cái này lại đợi để đƣợc sử dụng. Bạn nghĩ mà
xem, nếu nhƣ bạn chỉ có 1/2 lá phổi thì chỉ cần bạn vận động mạnh một chút là cơ thể
đã có biểu hiện tức ngực thở gấp, bởi vì bạn không có dự trữ. Nếu nhƣ hai lá phổi của
bạn đƣợc dự trữ tốt thì bạn thích vận động kiểu gì cũng đƣợc. Nhƣng nguy hiểm cũng
từ đấy mà ra. Ví dụ, có một ngày phổi phải của bạn xuất hiện một đốm gì đó (Hình
3a), chỉ là một đốm rất nhỏ thôi, nhƣng vì bạn có dự trữ nên đốm này không ảnh
hƣởng gì đến chức năng hô hấp của bạn, bạn cũng không có biểu hiện tức ngực khó
thở gì cả. Và cũng chính vì bạn không cảm nhận đƣợc nên bạn không biết phổi mình
mọc lên đốm đó, và tất nhiên bạn cũng không đi bệnh viện khám. Bệnh tật đều xuất
hiện nhƣ vậy, bạn không để ý đến nó, nó sẽ tiếp tục phát triển to lên (Hình 3b), lúc này
bạn vẫn chƣa biết. Nó lớn to hơn chút nữa, bạn vẫn không cảm nhận đƣợc, nó sẽ lại to
dần lên, to dần lên cho đến một ngày (Hình 3c), tất cả dự trữ của bạn đã bị dùng hết,
lúc này bạn mới cảm thấy có triệu chứng tức ngực khó thở và vội vàng đi bệnh viện.
Bác sĩ kết luận bạn bị ung thƣ phổi giai đoạn cuối. Do đó, có dự trữ là một điều rất tốt
nó giúp chúng ta có nhiều lựa chọn trong mọi hoạt động cơ thể, chính vì các bộ phận
của cơ thể đều có dự trữ nên chúng ta mới đƣợc làm những gì chúng ta muốn, mới cho
chúng ta cơ hội thách thức mọi giới hạn và sinh ra các hoạt động thể thao trong thế vận
hội Olympic. Các vận động viên thể thao vẫn đang làm công việc là sử dụng dự trữ,
thách thức quá trình dự trữ tối đa của cơ thể. Chúng ta vẫn hay nói khả năng tiềm ẩn
của con ngƣời, chính là nói đến chức năng dự trữ tiềm ẩn của con ngƣời, chính là nói
đến chức năng dự trữ của các bộ phận cơ thể, khơi dậy tiềm năng của con ngƣời chính
là quá trình chúng ta trƣng dụng một lƣợng lớn những dự trữ trong ngƣời. Nhƣng mặt
khác, dự trữ cũng dẫn đến kết quả không mong muốn vì nó không tạo ra những triệu