DINH DƯỠNG HỌC BỊ THẤT TRUYỀN ĐẨY LÙI MỌI BỆNH TẬT - Trang 34

Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền

| 34

tham gia quá trình cấu tạo nên các vật chất trong cơ thể. Nói đến đây bạn cũng hình
dung đƣợc hàng ngày chúng ta bảo vệ sức khỏe của mình nhƣ thế nào, đó là quá trình:
tổn thƣơng -> phục hồi -> nguyên liệu -> chất dinh dƣỡng (Hình 11). Tổn thƣơng xảy
ra ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào thì phục hồi cũng xảy ra ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào,
hơn nữa muốn đạt đƣợc hiệu quả phục hồi đẹp nhất thì cần phải có đủ nguyên liệu, đó
là chất dinh dƣỡng. Tuy rằng quá trình phục hồi từ tổn thƣơng -> phục hồi -> nguyên
liệu -> chất dinh dƣỡng vẻn vẹn chi có 9 chữ nhƣng nó bao hàm một ý nghĩa vô cùng
sâu sắc, cần chúng ta suy nghĩ và ngộ ra. Nó chính là linh hồn của y học và dinh
dƣỡng học, là cái gốc của nền y học dinh dƣỡng.

a) Chất dinh dƣỡng là dùng để trị bệnh

Chất dinh dƣỡng không thể trị đƣợc bệnh, đó là quan niệm nhận thức vô cùng phổ biến
của mọi ngƣời. Thậm chí đại đa số bác sĩ và kể cả các cán bộ ngành y tế vẫn giữ quan
niệm đó. Điều này có liên quan đến nguyên nhân dẫn đến 3 điều sau: thứ nhất, chúng
ta đã bỏ không ít tiền để mua những sản phẩm bổ trợ cho sức khỏe nhƣ sữa ong chúa,
cao ngựa, yến sào,... trong những dịp viếng thăm ngƣời bệnh, ngƣời già hay dùng làm
quà biếu. Tôi cũng chƣa thấy ai ăn những thứ này xong thì khỏi bệnh cả. Hơn nữa
nguyên nhân là do cũng chẳng biết mua gì để biếu nên mua những thứ này có vẻ ổn
hơn, sang hơn, dù sao thì cũng là những đồ bổ chứa nhiều dinh dƣỡng, về lý thuyết
những thứ trên rất tốt, nhƣng nguyên nhân dẫn đến hiệu quả mà nó mang lại không cao
thì rất nhiều và rất phức tạp, ví nhƣ hàng có thật không, giá có bị đội lên không? Từ
khâu chọn nguyên liệu đến quá trình sản xuất ra thành phẩm, bạn đừng nghĩ để làm ra
đƣợc một sản phẩm bổ dƣỡng nhƣ vậy rất đơn giản, bởi lẽ trong quá trình sản xuất các
dƣỡng chất rất dễ bị mất đi hoặc bị phá hủy, giảm tác dụng. Thứ hai, tôi thấy nhiều
ngƣời mua những thứ đắt tiền nhƣ nhân sâm, đông trùng hạ thảo để biếu bố mẹ hay
ngƣời già để tăng cƣờng sức khỏe. Thực tế thì chẳng mấy khi chúng ta thấy tác dụng,
thậm chí còn phản tác dụng. Nói về tác dụng của các đồ bổ, tôi có một phần phân tích
cụ thể ở chƣơng sau. Thứ ba, những kiến thức về dinh dƣỡng chúng ta học ở trƣờng
lớp chƣa đạt đến trình độ của y học dinh dƣỡng. Chúng ta chƣa ý thức đƣợc dinh
dƣỡng là yếu tố chủ đạo trong việc điều trị bệnh và duy trì sức khỏe tối ƣu chứ không
phải chỉ ở vai trò hỗ trợ điều trị nhƣ quan niệm hiện tại của nhiều ngƣời. Thực ra hiện
tƣợng này không phải chỉ tồn tại Trung Quốc, mà trên khắp thế giới trình độ dinh
dƣỡng học cũng tƣơng tự vậy thôi. Tôi cho rằng đây là điều đáng buồn cho sự phát
triển của ngành dinh dƣỡng học hiện đại.

Vậy thì dinh dƣỡng có trị đƣợc bệnh hay không? Rất đơn giản, các chất xơ, vitamin B,
C, canxi, sắt... đều đang đƣợc sử dụng trong các bệnh viện. Không trị đƣợc bệnh sao
bệnh viện vẫn kê cho uống? Chúng ta vẫn thƣờng nghe bạn bè nói dinh dƣỡng không
thể trị đƣợc bệnh, chỉ có thể nói là hỗ trợ giai đoạn giả khỏe mạnh mà thôi. Nhƣ đã
thảo luận ở phần trên, giả khỏe mạnh chính là giai đoạn đầu của bệnh tật. Nếu bạn
thừa nhận phải chỉnh lại quan niệm giả khỏe mạnh, có nghĩa là bạn thừa nhận dinh
dƣỡng có thể chữa trị bệnh ở giai đoạn đầu. Vậy giai đoạn cuối của bệnh có thể chữa
đƣợc không? Vẫn lấy ví dụ về bệnh mạch vành, nếu bạn có thể dùng dinh dƣỡng làm
giảm 40% phần tắc nghẽn trong lòng mạch (đây chính là thời điểm mà chúng ta gọi là
giả khỏe mạnh), bạn có cho rằng 70% bị tắc nghẽn vẫn có thể chữa trị đƣợc (lúc này
xuất hiện triệu chứng bệnh lâm sàng, ngƣời bệnh cảm nhận đƣợc và bệnh bắt đầu phát
tác)? Chắc chắn là có thể chữa đƣợc vì giữa 40% và 70% chỉ là lƣợng ít nhiều mà thôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.