Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền
| 32
đặn sử dụng thuốc uống ra ông còn có kế hoạch tập thể thao rất kiên trì, mỗi ngày đi
bao nhiêu mét đƣờng bộ, matxa bao lâu ở vùng gan để giúp gan phục hồi.
Cứ nhƣ vậy sau thời gian đỉều trị, bảo vệ gan, đến năm 2007 chú tôi đi kiểm tra lại, khi
siêu âm gan thật bất ngờ, lá gan của chú tôi không một vết tổn thƣơng, thậm chí không
một chút gan nhiễm mỡ. Điều này không chỉ nói lên rằng y thuật của chú tôi cao mà
có còn phản ánh khả năng tự phục hồi kỳ diệu của cơ thể. Bạn nghĩ xem, cứ cho là y
thuật chú tôi giỏi, nhƣng bao nhiêu tế bào gan bị chết đi nhƣ vậy, chỉ có lá gan tự nó
ngày ngày phục hồi mọc lại mới đƣợc thế, đúng không? Đây chính là sự thần kỳ của
quá trình cơ thể tự phục hồi giúp cơ thể lành bệnh, và đây cũng là một y thuật siêu
phàm, bởi lẽ quá trình điều trị cho ra kết quả quá hoàn hảo, nhƣ thể chƣa từng mắc
phải căn bệnh này vậy.
Hình 10: Hình ảnh xƣơng quai hàm gắn lại sau khi bị cắt bỏ
Tứ Xuyên có một vị bác sĩ mà tôi vô cùng khâm phục, ông rất già và nhiều sáng tạo,
ông là bác sĩ khoa xƣơng khớp. Nhƣng ông không vừa lòng với những gì hiện có, ông
thấy công việc hiện tại chẳng có chút gì là tạo dựng một sự nghiệp mới, do vậy ông
tìm đến một ngƣời bạn là chủ trang trại nuôi gà để nhờ giúp. Ngƣời bạn chủ trang trại
không biết có thể giúp đƣợc gì cho bác sĩ vì ở trang trại ngoài gà ra cũng vẫn chỉ có gà
mà thôi. Vị bác sĩ này xin lấy gà để làm thí nghiệm, trƣớc tiên làm gãy xƣơng đùi của
gà, sau đó ghép lại để xƣơng gà tự gắn kết. Quan sát quá trình đó xong, bác sĩ sẽ lại
nghiên cứu để tìm cách làm thế nào cho xƣơng gà có thể nối liền lại nhanh hơn. Tiếp
sau đó, ông sẽ nghiên cứu tiếp làm thế nào để xƣơng gà bị gãy một khúc rồi vẫn mọc
lại dài nhƣ bình thƣờng. Và ông cứ nghiên cứu nhƣ vậy, sau vài năm ông phát minh ra
loại dƣợc liệu có thể giúp phục hồi cho xƣơng bị gãy. Loại dƣợc liệu này vô cùng hiệu
quả. Ví dụ bạn bị một khối u ở xƣơng quai hàm (Hình 10), chỉ còn cách cắt bỏ mới
khỏi đƣợc. Nhƣng một khi đã cắt đi thì xƣơng quai hàm coi nhƣ không còn tác dụng,
ăn thức ăn không nhai đƣợc. Nếu nhƣ trƣớc đây y học sẽ thiết kế một miếng inox để
lắp vào chỗ cắt bỏ, nhƣng quả thực là vẫn rất khó cử động vì nó không phải là xƣơng
quai hàm thật. Ấy vậy mà sử dụng loại nguyên liệu do vị bác sĩ này nghiên cứu ra hiệu
quả rất tuyệt vời. Ông dùng nguyên liệu của mình nắn thành đoạn xƣơng đã cắt bỏ sau
đó ghép khít vào đoạn nối giữa hai mảnh xƣơng quai hàm. Hai đầu xƣơng quai hàm sẽ
có xu hƣớng mọc về phía miếng nguyên liệu nhân tạo mà bác sĩ đã ghép vào giữa và
xƣơng mọc đến đâu nó sẽ tiêu hóa nguyên liệu nhân tạo đến đó. Cuối cùng cả một
xƣơng quai hàm mới đƣợc mọc ra một cách hoàn chỉnh. Sự sáng tạo của vị bác sĩ này